Bệnh giang mai bẩm sinh là gì, ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé

Gần đây, tại đa khoa Hà Đô đã tiếp nhận một ca bệnh của bé 1 tháng tuổi bị mắc bệnh giang mai bẩm sinh. Mặc dù đã được điều trị kịp thời và có tiến triển tốt trong việc chữa trị, nhưng căn bệnh của bé đã dấy lên nhiều lo ngại cho cộng đồng và các bậc phụ huynh. Vậy, bệnh giang mai bẩm sinh là gì, nguyên nhân nào gây nên căn bệnh này? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!

Giang mai bam sinh gay nen nhieu bien chung nang ne cho tre nho
Giang mai bẩm sinh gây nên nhiều biến chứng nặng nề cho trẻ nhỏ

Bệnh giang mai bẩm sinh là gì?

Bệnh giang mai là căn bệnh gây nên bởi sự xâm nhập của xoắn khuẩn Treponema Pallidum. Bệnh này được xem là căn bệnh xã hội nguy hiểm với tỷ lệ mắc bệnh ngày càng tăng cao. Đặc biệt, bệnh chủ yếu lây truyền qua đường tình dục khi quan hệ không an toàn. 

Bệnh giang mai bẩm sinh xảy ra ở trẻ em có mẹ bị nhiễm bệnh. Khi người mẹ mang bệnh, họ sẽ lây truyền qua thai nhi trong quá trình mang thai. Thông qua nhau thai, xoắn khuẩn sẽ xâm nhập vào thai nhi làm nhiễm trùng bào thai, gây nên nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc thai bị chết lưu. Thai nhi bị lây nhiễm giang mai từ mẹ và chào đời sẽ bị mắc bệnh giang mai. Ngoài ra, trẻ sơ sinh được sinh ra với phương pháp sinh thường cũng bị nhiễm bệnh từ mẹ.

Triệu chứng của bệnh giang mai bẩm sinh 

Những bé bị lây nhiễm bệnh giang mai từ mẹ trước khi sinh dường như khỏe mạnh và không có nhiều dấu hiệu bất thường. Tuy nhiên, sau khi ra đời, các bé sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng có sự phát triển theo thời gian. Mỗi một lứa tuổi sẽ có những biểu hiện khác nhau, cụ thể là: 

Đối với trẻ dưới 2 tuổi

  • Triệu chứng lạ ở gan và lá lách
  • Không tăng cân hoặc chậm lớn
  • Bé hay bị sốt và khó chịu
  • Dễ bị kích ứng và nứt da ở quanh miệng hay các bộ phận sinh dục
  • Trên cơ thể có nhiều mụn nước nhỏ, chủ yếu xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân. Khi vỡ nó bị chuyển sang màu đồng.
  • Hay chảy nước mũi, có dấu hiệu bất thường ở xương.
  • Đau chân, cánh tay và không thể di chuyển.

Đối với trẻ trên 2 tuổi và trẻ lớn:

  • Bị đau xương
  • Răng có nhiều biểu hiện bất thường
  • Thính lực giảm hoặc bị điếc
  • Thị lực kém hoặc bị mù
  • Mũi dẹt, bị biến dạng ở mũi
  • Bị bệnh viêm khớp
  • Quanh miệng, bộ phận sinh dục và hậu môn xuất hiện sẹo da
  • Nhiều mảng có màu xám cùng chất nhầy xuất hiện xung quanh hậu môn, âm đạo của trẻ.
Rang co bieu hien bat thuong la mot dau hieu cua giang mai bam sinh
Răng có biểu hiện bất thường là một dấu hiệu của giang mai bẩm sinh

Một số biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra

Khi không được điều trị kịp thời, trẻ sẽ có nguy cơ xuất hiện nhiều biến chứng nghiêm trọng không thể cứu vãn. Cụ thể là các bé có thể bị mù, bị điếc, bị biến dạng về khuôn mặt, thậm chí là có những vấn đề về hệ thần kinh. Điều đó ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển và cuộc sống về sau của trẻ.

Cần làm gì để phòng ngừa bệnh giang mai bẩm sinh ở trẻ?

Khi trẻ có những biểu hiện trên, bạn cần đưa con đi khám trong thời gian sớm nhất để được hỗ trợ điều trị kịp thời. Tuy nhiên, thay vì để con mang bệnh rồi mới chữa trị, bạn cần phải ngăn ngừa nó ngay từ đầu để bảo vệ sự phát triển toàn diện của trẻ. Câu hỏi đặt ra là, cần làm gì để ngăn chặn giang mai bẩm sinh ở trẻ?

Có lối sống lành mạnh và quan hệ tình dục an toàn

Bạn cần sử dụng các biện pháp an toàn trong quan hệ tình dục để tránh lây nhiễm bệnh giang mai. Bên cạnh đó, khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, hãy tự mình đi thăm khám ngay lập tức trước khi bệnh phát triển và ảnh hưởng đến thai nhi.

Cùng với việc an toàn trong quan hệ tình dục, bạn cần có một lối sống lành mạnh. Luôn ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng, không quan hệ bừa bãi hay quan hệ với các đối tượng có khả năng mắc bệnh giang mai cao. Ngoài ra, cả hai vợ chồng cần thăm khám trước khi muốn sinh em bé để loại bỏ nguy cơ ngay từ những bước đầu.

Nguoi me can tham kham dinh ky de chu dong phong benh cho thai nhi
Người mẹ cần thăm khám định kỳ để chủ động phòng bệnh cho thai nhi

Phát hiện kịp thời bệnh giang mai ở người mẹ

Việc người mẹ thăm khám trong vòng 18 tuần đầu tiên của thai kỳ là vô cùng quan trọng. Bởi vì lúc này bác sĩ có thể kịp thời phát hiện và chữa trị trước khi căn bệnh có cơ hội lây nhiễm sang thai nhi. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc nhiễm bệnh càng gần ngày sinh đẻ của người mẹ bao nhiêu thì nguy cơ bệnh lây nhiễm sang con càng lớn bấy nhiêu. Ngoài ra, điều này cũng giúp người mẹ đảm bảo về sức khỏe của chính mình và thai nhi, từ đó có những sự bảo vệ một cách toàn diện nhất cho trẻ nhỏ.

Bệnh giang mai bẩm sinh khi không được can thiệp kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Điều đó không chỉ trở thành nỗi lo lắng, dằn vặt của bậc phụ huynh, mà nó còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sau này của các bé. Vì thế, bạn cần phải chủ động phòng chống bệnh lây nhiễm cho trẻ ngay từ những ngày đầu của thai nhi. Bên cạnh đó, đừng quên thăm khám ngay lập tức khi phát hiện trẻ có những biểu hiện của bệnh để được hỗ trợ sớm nhất!

Danh mục: Bệnh giang mai