Giải đáp thắc mắc bệnh giang mai có chữa khỏi được không?

Bệnh giang mai có nguy hiểm không? Bệnh giang mai có chữa khỏi được không? Đây đều là những băn khoăn, lo lắng của không ít người trong xã hội hiện nay. Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, các bạn hãy cùng Đa Khoa Hà Đô đi sâu hơn vào bài viết ngay sau đây nhé!Bệnh nhân bị bệnh giang mai

Benh giang mai co chua khoi duoc khong
Bệnh giang mai có chữa khỏi được không

Bệnh giang mai là bệnh gì?

Bệnh giang mai còn được gọi là bệnh hoa liễu – một căn bệnh xã hội đáng sợ. Đây là một loại bệnh có tỷ lệ nguy hiểm và nguy cơ dẫn đến tử vong cao, với tốc độ lây lan đến chóng mặt của một loại xoắn khuẩn, có tên Treponema Pallidum. Loại xoắn khuẩn này có cấu trúc hình dạng xoắn, có khả năng xâm nhập dễ dàng vào cơ thể con người. 

Đặc biệt, chúng được biết đến là thường lây nhanh nhất qua con đường tình dục, từ đó len lỏi vào những bộ phận, cơ quan quan trọng trong cơ thể, làm sức khoẻ con người suy yếu. Xoắn khuẩn gây ra bệnh giang mai có thời gian sống được ở môi trường bên ngoài không lâu, nhưng khả năng gây hại lại vô cùng đáng sợ. 

Một số trường hợp có nguy cơ mắc phải căn bệnh giang mai quái ác

Căn bệnh này có thể gặp ở tất cả mọi lứa tuổi, từ trẻ sơ sinh cho đến người già và nam giới hay nữ giới đều có khả năng mắc phải. 

  • Phần lớn nguy cơ nhiễm bệnh thường gặp nhất rơi vào độ tuổi trưởng thành, đã có phát sinh quan hệ tình dục. Theo số liệu đã được thống kê, có đến 95% trường hợp mắc bệnh giang mai, do lây lan qua đường quan hệ tình dục. Không chỉ vậy, loại xoắn khuẩn này còn có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường hậu môn, trực tràng, miệng, môi và cả mắt. 
  • Phụ nữ đang mang thai có thể lây bệnh cho con qua đường dây rốn, nhau thai hoặc nước ối. Nhất là trong giai đoạn mang thai từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6. Những đứa trẻ trong trường hợp này sau khi sinh ra có tỷ lệ nhiễm bệnh rất cao, gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác cho trẻ
  • Đối với những người không may khi được truyền máu từ những người mắc bệnh giang mai, cũng sẽ có nguy cơ bị lây nhiễm không nhỏ. 
  • Ngoài ra, chỉ cần vô tình chạm tay vào vết thương hở của người bệnh, rồi đưa tay chạm vào vết thương hở của mình. Hoặc cho tay tiếp xúc trực tiếp vào mắt, miệng, bộ phận sinh dục, đều sẽ tạo cơ hội cho xoắn khuẩn gây bệnh xâm nhập và phát triển.

Cũng chính vì tốc độ lây lan và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này, đã khiến lòng người hoang mang. Không biết bệnh giang mai có chữa khỏi không? Chúng ta đi tiếp để biết đáp án nhé!

Hinh anh benh nhan bi benh giang mai
Hình ảnh bệnh nhân bị bệnh giang mai

Bệnh giang mai có chữa khỏi được không?

Bệnh giang mai chữa khỏi không là vấn đề mà người bệnh thắc mắc nhiều nhất. Tuy nói đây là căn bệnh xã hội, cực kỳ nguy hiểm với con người chúng ta nhưng với sự phát triển của nền y học hiện nay, việc điều trị căn bệnh quái ác này thực sự đã có giải pháp. 

Tuy nhiên, về vấn đề điều trị có đạt hiệu quả tối đa hay không còn phụ thuộc vào mức độ mắc bệnh, cũng như sự hợp tác điều trị của bệnh nhân. Vì vậy, để bệnh giang mai dễ dàng được chữa trị, cách tốt nhất chính là đến trung tâm y tế uy tín để khám và điều trị kịp thời, nếu có những biểu hiện nghi ngờ như sau:

Giai đoạn 1

  • Thông thường, thời gian ủ bệnh sẽ từ khoảng 10 ngày đến 90 ngày. Tuỳ thuộc vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của mỗi người, sẽ có thời gian ủ bệnh khác nhau. Qua thời gian này, người bệnh sẽ bắt đầu thấy xuất hiện những triệu chứng ban đầu, chính là các vết loét hình tròn hoặc hơi dài giống như hình bầu dục. Có màu đỏ và nhẵn, có kích thước từ 0,3cm đến 3cm. 
  • Đáy vết loét thâm cứng và đặc biệt không gây ngứa ngay hay đau đớn, cũng không xuất hiện tình trạng mưng mủ hay chảy máu. Đồng thời, còn có thể nổi hạch ở hai bên bẹn, hạch cứng nhưng không đau. Tình trạng này được gọi là săng giang mai, các săng này sẽ biến mất trong vòng 3 đến 6 tuần mà không để lại dấu vết nào trên da. 

Giai đoạn 2: 

  • Giai đoạn 2 bắt đầu sau giai đoạn 1 từ 4 tuần đến 10 tuần. Lúc này các xoắn khuẩn bắt đầu hoành hành mạnh hơn. Gây ra các tổn thương cho toàn bộ cơ thể. Sẽ có những nốt ban màu hồng hơi đỏ hoặc hồng tím xuất hiện đối xứng với nhau. 
  • Thường xuất hiện ở lưng, dọc mạn sườn, tay chân và cả trong lòng bàn tay, bàn chân. Chúng không nổi cao lên trên bề mặt da, không gây ngứa ngáy, không có cảm giác đau. Dùng tay ấn vào thì sẽ mất đi, không thấy nữa. Giai đoạn này cũng chỉ xuất hiện trong khoảng 1 tháng là biến mất mà không cần có sự can thiệp nào cả.

Giai đoạn 3- giai đoạn tiềm ẩn: 

  • Giai đoạn này được gọi là giai đoạn tiềm ẩn, cũng bởi vì ở giai đoạn này người bệnh sẽ không thấy được những dấu hiệu phát bệnh rõ rệt. Bệnh sẽ phát triển âm thầm, ủ bệnh trong khoảng một vài năm cho đến hàng chục năm. 
  • Thay vì hoang mang mình có bị mắc bệnh không, lo sợ bệnh giang mai có thể chữa khỏi không? Hãy ngay lập tức đến trung tâm y tế để các bác sĩ giúp bạn kiểm tra, xác định chính xác để có hướng điều trị cụ thể.

Giai đoạn cuối

  • Bệnh giang mai ở giai đoạn cuối sẽ xảy ra kể từ sau 3 năm đến 15 năm tính từ khi xoắn khuẩn bắt đầu ủ bệnh ở giai đoạn 1. Ở giai đoạn này xoắn khuẩn trên người bệnh nhân, đã không còn khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác nữa. Có ba hình thức phát bệnh giang mai là: giang mai thần kinh, giang mai tim mạch và củ giang mai. 

Nói tóm lại, bệnh giang mai sẽ gây tổn hại trực tiếp đến tất cả các bộ phận trên cơ thể con người. Chính vì vậy, bạn đừng chủ quan với căn bệnh này, hãy đến Đa Khoa Hà Đô để được tư vấn miễn phí và điều trị kịp thời nhằm ngăn chặn các tình huống xấu nhất có thể xảy ra với sức khỏe của chính chúng ta. 

Kham chua benh giang mai tai phong kham ha do
Khám chữa bệnh giang mai tại phòng khám hà đô

Phòng khám đa khoa Hà Đô đảm bảo bảo mật thông tin bệnh nhân. Uy tín, tận tâm cùng đội ngũ bác sĩ tay nghề cao và kinh nghiệm điều trị bệnh lâu năm. Giúp người bệnh phát hiện và ngăn chặn bệnh giang mai nguy hiểm. Qua bài viết này, chắc hẳn chúng ta đã biết được đáp án cho thắc mắc bệnh giang mai có chữa khỏi được không rồi phải không nào

Danh mục: Bệnh giang mai