Giang mai thần kinh: dấu hiệu nhận biết, cách chẩn đoán, điều trị và biện pháp phòng tránh

Giang mai là căn bệnh xã hội nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời có thể để lại nhiều biến chứng xấu ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe con người, một trong số đó là giang mai thần kinh. Vậy dấu hiệu nhận biết, cách thức chẩn đoán, điều trị và biện pháp phòng tránh giang mai thần kinh như thế nào, hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết sau đây nhé!

Bệnh giang mai thần kinh là gì?

Giang mai thần kinh là một trong những dạng biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh giang mai, do xoắn khuẩn Treponema pallidum tấn công vào hệ thần kinh, gây ra tình trạng nhiễm trùng não hoặc tủy sống người bệnh.

Xoan khuan Treponema pallidum gay benh giang mai than kinh
Xoắn khuẩn Treponema pallidum gây bệnh giang mai thần kinh

Giang mai thần kinh thường có 5 hình thức biểu hiện chủ yếu:

  • Giang mai thần kinh màng não: Thường gặp trong tuần đầu tiên hoặc những năm đầu nhiễm giang mai với các triệu chứng như buồn nôn, đau đầu, đau cổ và giảm sút thị lực. 
  • Giang mai thần kinh cột sống: Người bệnh sẽ có các triệu chứng như tê, ngứa khắp cơ thể, đau nhức các cơ, đau bụng, rối loạn bàng quang.
  • Giang mai đột quỵ: Thường xảy ra trong vòng vài tháng sau khi nhiễm bệnh, các triệu chứng tương tự bệnh giang mai thần kinh màng não kèm theo tình trạng đột quỵ.
  • Suy nhược thần kinh: Tình trạng này thường xuất hiện sau khoảng 20 – 30 năm sau khi xoắn khuẩn giang mai xâm nhập vào cơ thể, khiến người bệnh thay đổi tâm lý do não bộ bị tổn thương.

Dấu hiệu nhận biết giang mai thần kinh

Những triệu chứng của bệnh giang mai thần kinh không quá rõ ràng, rất dễ nhầm lẫn với những căn bệnh thông thường khác. Bởi vậy nếu người bệnh có những triệu chứng bất thường sau đây thì nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám, chẩn đoán bệnh.

Dau hieu benh giang mai than kinh
Dấu hiệu bệnh giang mai thần kinh
  • Không tập trung, dễ cáu gắt, hay bị nhầm lẫn.
  • Có biểu hiện của người mắc bệnh trầm cảm hoặc tâm thần.
  • Dáng đi không bình thường, thậm chí không thể di chuyển được.
  • Thị lực giảm sút trầm trọng, thậm chí có thể bị mù cả hai mắt.
  • Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, đau nhức.
  • Thường xuyên gặp tình trạng tê bì tay, chân.

Chẩn đoán giang mai thần kinh

Hiện nay có nhiều kỹ thuật và phương pháp được áp dụng để chẩn đoán bệnh giang mai thần kinh, cụ thể là:

  • Xét nghiệm máu: Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ phát hiện giang mai thần kinh giai đoạn giữa.
Choc do tuy song phat hien benh giang mai than kinh
Chọc dò tủy sống phát hiện bệnh giang mai thần kinh
  • Chọc dò tủy sống: Phương pháp này thường được các bác sĩ chỉ định đối với những bệnh nhân bị nghi ngờ mắc giang mai thần kinh giai đoạn cuối. Theo đó, các bác sĩ sẽ lấy một mẫu dịch xung quanh tủy sống và não của người bệnh để xác định mức độ nhiễm trùng, từ đó lên phác đồ điều trị phù hợp. 
  • Xét nghiệm hình ảnh: Phương pháp này được thực hiện thông qua chụp CT và MRI giúp các bác sĩ quan sát não, thân não, tủy sống của người bệnh, từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán về giang mai thần kinh.
Xet nghiem mau de chan doan benh giang mai than kinh
Xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh giang mai thần kinh

Điều trị bệnh giang mai thần kinh

Hiện nay, để điều trị giang mai thần kinh, các bác sĩ thường chỉ định sử dụng kháng sinh penicillin dạng uống hoặc tiêm kết hợp với các kháng sinh khác như probenecid, ceftriaxone. Tùy thuộc vào tình hình phát triển của bệnh và thể trạng sức khỏe của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị với liều lượng, định mức phù hợp. 

Thuoc penicillin dieu tri benh giang mai than kinh
Thuốc penicillin điều trị bệnh giang mai thần kinh

Một điều cần đặc biệt chú ý đối với bệnh giang mai thần kinh là xoắn khuẩn giang mai Treponema pallidum có khả năng tương tác cao với virus HIV qua các vết loét trên cơ thể. Đối với những trường hợp này, người bệnh sẽ được điều trị với liều lượng penicillin cao hơn nhiều so với bình thường, tuy nhiên, cơ hội để phục hồi là rất thấp.

Phòng ngừa bệnh giang mai thần kinh bằng cách nào? 

Bệnh nhân bị giang mai thần kinh đều có xuất phát mắc giang mai mà không được phát hiện và điều trị kịp thời do đó để phòng ngừa giang mai thần kinh thì bạn cần có biện pháp phòng tránh giang mai hiệu quả, cụ thể là:

  • Có biện pháp quan hệ tình dục an toàn: quan hệ thủy chung với một bạn tình; sử dụng bao cao su khi quan hệ; không quan hệ với gái mại dâm hay những đối tượng có khả năng nhiễm bệnh cao như đối tượng nghiện hút, sử dụng ma túy…
  • Thực hiện khám sức khỏe định kỳ 6 – 12 tháng/lần.
  • Không dùng chung các vật dụng cá nhân, đặc biệt là những vật dụng trong nhà nghỉ, nhà tắm, nhà vệ sinh công cộng…
Khong dung chung do dung ca nhan de phong tranh giang mai than kinh
Không dùng chung đồ dùng cá nhân để phòng tránh giang mai thần kinh
  • Xây dựng lối sống lành mạnh với chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng. Chế độ tập luyện phù hợp, không sử dụng rượu bia, chất kích thích… để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. 
  • Nữ giới trước khi quyết định mang thai cần phải được thăm khám, kiểm tra sức khỏe cá nhân. Đồng thời, trong suốt thai kỳ cần đến bác sĩ thăm khám điều độ để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho thai nhi.

Trên đây là những thông tin về dấu hiệu nhận biết, cách thức chẩn đoán, điều trị và biện pháp phòng tránh bệnh giang mai thần kinh mà chúng tôi muốn chia sẻ với bạn. Hy vọng, những thông tin trên đây sẽ giúp bạn có cái nhìn rõ ràng, sâu sắc hơn về căn bệnh này. Từ đó để bạn có ý thức phòng tránh, bảo vệ tốt hơn với sức khỏe của bản thân, gia đình và xã hội. 

Danh mục: Bệnh giang mai