Cách phòng tránh và dấu hiệu nhận biết bệnh lậu khi mang thai

Thời gian thai kỳ của sản phụ luôn là giai đoạn cần được chăm sóc và giữ gìn sức khỏe một cách tốt nhất. Thế nhưng, điều nào sẽ xảy ra nếu như người mẹ đang nhiễm phải bệnh lậu? Bệnh lậu khi mang thai sẽ gây đến những hậu quả nghiêm trọng thế nào và làm sao để phòng tránh bệnh? 

Các dấu hiệu giúp nhận biết bệnh lậu khi mang thai

Cac trieu chung cua benh lau khi mang thai
Các triệu chứng của bệnh lậu khi mang thai

Khi các sản phụ nhiễm bệnh lậu thường xuất hiện các biểu hiện cơ bản sau đây: 

  • Gặp khó khăn khi đi tiểu: Tiểu buốt, nước tiểu kèm mủ hoặc máu, tiểu rắt, nước tiểu có màu đục. 
  • Xuất hiện các tình trạng viêm nhiễm ở một số bộ phận: Âm đạo hoặc cổ tử cung. 
  • Huyết trắng có mùi nồng và ra rất nhiều, có các triệu chứng sốt nhẹ hoặc sốt cao. 
  • Vùng bụng dưới luôn trong tình trạng đau buốt và âm ỉ. 
  • Viêm nhiễm tiểu khung, nặng có thể dẫn đến trường hợp mang thai ngoài cổ tử cung. 

Bên cạnh đó, phụ nữ khi mang thai rất dễ bị tình trạng viêm nhiễm vòi trứng trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Tình trạng này thường xuất hiện ở những sản phụ bị lây nhiễm bệnh lậu trước khi mang thai. 

Tác động của bệnh lậu đến sản phụ khi mang thai

Benh lau gay ra nhung tac dong tieu cuc khi mang thai
Bệnh lậu gây ra những tác động tiêu cực khi mang thai

Theo nhiều nghiên cứu y khoa cho thấy, khoảng 8% các sản phụ bị nhiễm bệnh lậu sẽ sinh non do nước ối bị viêm nhiễm và vỡ màng ối. Các bé sinh ra luôn có sức khỏe yếu, dễ mắc bệnh, thiếu cân và ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ. 

Bên cạnh đó, nếu như không phát hiện bệnh kịp thời, trẻ sơ sinh có nguy cơ nhiễm bệnh lậu từ người mẹ rất cao. Từ đó, dẫn đến tình trạng viêm kết mạc mắt thường gặp ở các bé sơ sinh do nhiễm bệnh lậu. 

Viêm nhiễm kết mạc mắt thường xuất hiện sau khi sinh từ 2 đến 3 ngày. Vi khuẩn lẩu sẽ tấn công vào vùng mắt của trẻ tạo nên những triệu chứng sưng phồng, mủ và dẫn đến tình trạng giảm thị lực hoặc mù ở trẻ. 

Chính vì vậy, bệnh lậu là một căn bệnh rất nguy hiểm cho cả người mẹ và đứa bé. Nếu bạn bị bệnh lậu khi mang thai, thì bạn cần phải đến ngay bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa uy tín và chất lượng để được chữa trị kịp thời. 

Cách phòng tránh bệnh lậu khi mang thai

Cach phong ngua benh lau cho thai phu
Cách phòng ngừa bệnh lậu cho thai phụ

Bệnh lậu khi mang thai là một điều không một người mẹ nào mong muốn gặp phair. Cho nên, những cách phòng chống bệnh lậu dưới đây sẽ giúp bạn an tâm và bảo vệ sức khỏe thai nhi tốt hơn: 

  • Khám và xét nghiệm bệnh lậu tại cơ sở y tế uy tín, bao gồm 2 lần khám: 
  • Lần 1: Giai đoạn đầu tiên khi mang thai (3 tháng đầu của thai kỳ). 
  • Lần 2: Giai đoạn cuối thai kỳ (3 tháng cuối của thai kỳ). 
  • Quan hệ tình dục an toàn và đúng với khoa học, tránh lây nhiễm các căn bệnh xã hội và phụ khoa thường gặp. 
  • Nếu bạn bị nhiễm lậu khi mang thai, thì bạn phải sử dụng thuốc theo hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ. 
  • Không sử dụng thuốc bừa bãi, nhất là các loại thuốc kháng sinh. 
  • Thường xuyên khám thai định kỳ đúng theo quy định và lịch hẹn của bác sĩ. 
  • Giữ gìn tốt vệ sinh cá nhân. 
  • Hỗ trợ cộng đồng cùng phòng tránh bệnh lậu bằng cách vận động, tuyên truyền và chia sẻ kiến thức về bệnh lậu cho mọi người, nhất là các phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú. 

Bệnh lậu khi mang thai mang đến nhiều tác động tiêu cực cho người mẹ và cả trẻ sơ sinh. Cho nên, bạn cần phải thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ theo đúng sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo những điều tốt nhất luôn đến với bé con của bạn. 

Danh mục: Bệnh lậu