Bệnh lậu lây qua đường nào?

Các căn bệnh xã hội luôn là vấn đề nan giải của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Trong đó, căn bệnh lậu được nhắc đến khá nhiều và gây hoang mang cho nhiều cộng đồng trên khắp thế giới. Như vậy, căn bệnh nguy hiểm này lây lan của những đường như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu xem bệnh lậu lây qua đường nào

Benh lau lay qua duong nao
Bệnh lậu lây qua đường nào

Bệnh lậu có lây không? 

Bệnh lậu là một căn bệnh xã hội nghiêm trọng và gây ra nhiều tác hại to lớn đến đời sống của người bệnh và người thân xung quanh. Bệnh lậu được gây ra bởi vi khuẩn lậu hay còn được gọi với cái tên quốc tế là vi khuẩn Neisseria Gonorrhoeae (song cầu khuẩn lậu). 

Trong những vấn đề được tìm kiếm về bệnh lậu, các câu hỏi liên quan đến khả năng và con đường lây lan của bệnh luôn được nhiều người quan tâm nhất. Mọi người thường đặt ra những câu hỏi như “Bệnh lậu có lây không?”, “Bệnh lậu lây qua những đường nào?”, “Bệnh lậu lây truyền như thế nào?” và rất nhiều câu hỏi khác được đặt ra cho căn bệnh này. 

Do tính nghiêm trọng của căn bệnh nên nhiều người cũng khá hoang mang về vấn đề lây bệnh của bệnh lậu. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những con đường lây lan thực sự của căn bệnh xã hội đáng sợ này. 

Những con đường lây lan của bệnh lậu bạn nên biết

Không phải chỉ vì những ảnh hưởng tiêu cực của bệnh lậu đến cuộc sống của người bệnh mà khiến căn bệnh này trở nên đáng báo trọng trong nhiều năm qua. Bệnh lậu còn được đánh giá nghiêm trọng do nguyên nhân và nguồn lây bệnh. 

Thông thường, căn bệnh này rất khó phát hiện ở những giai đoạn đầu và thường chỉ được phát hiện khi bệnh đã trở nặng đi kèm với các biến chứng của bệnh. Cho nên, tìm hiểu và nắm rõ bệnh lậu lây qua những con đường nào sẽ giúp bạn phát hiện bệnh sớm và tốt hơn. Như vậy, bệnh lậu giang mai lây qua đường nào

Nhiễm vi khuẩn lậu thông qua đường miệng

Benh lau lay qua duong mieng
Bệnh lậu lây qua đường miệng

Nhiều người vẫn luôn thắc mắc rằng: “Bệnh lậu có lây qua đường miệng không?”. Trên thực tế, căn bệnh này đã có nhiều trường hợp lây lan qua đường miệng và nhất là khi quan hệ bằng Oral Sex. Kiểu quan hệ này giúp cho các cặp đôi được thăng hoa và thích thú hơn trong cuộc yêu. 

Thế nhưng, đây lại chính là nguyên nhân khiến bệnh được lây lan nhiều và phổ biến nhất thông qua đường miệng. Trong quá trình thực hiện Oral Sex, song cầu khuẩn lợi sẽ theo đường tinh dịch di chuyển vào miệng và sinh sôi phát triển trong vùng miệng của bạn. 

Bên cạnh Oral Sex, cũng có nhiều câu hỏi được đặt ra là “Hôn nhau có lây bệnh lậu không?”. Trên thực tế, vẫn tồn tại một số trường hợp nhiễm khuẩn lậu do hôn người bệnh lậu. Tuy nhiên, các trường hợp này khá hiếm và rất khó gặp. Từ đây, bạn đã có thể thấy được bệnh lậu lây qua đường miệng bằng nhiều cách thức khác nhau. 

Dùng chung quần áo với người bệnh

Quan ao co lam nguon lay nhiem benh lau hay khong
Quần áo có làm nguồn lây nhiễm bệnh lậu hay không

Bệnh lậu có lây qua quần áo khi dùng chung quần áo với người bệnh hay không? Đây là câu hỏi được đề cập đến khá nhiều trên các trang tìm kiếm thông tin. Thông thường, song cầu khuẩn lậu không thể sống ngoài môi trường tự nhiên quá vài phút; cho nên, tình trạng lây lan khi sử dụng chung đồ vật với người bệnh vô cùng hiếm gặp.

Thế nhưng, nếu như bạn có thói quen dùng chung nội y với người bệnh, thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng rất cao. Trong trường hợp này, vi khuẩn lậu sẽ lây đi từ đồ lót chưa qua xử lý của người bệnh vào bên trong âm đạo của bạn. Âm đạo chính là môi trường tốt nhất thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn. 

Tương tự như vậy, khả năng song cầu khuẩn lậu lây lan qua đường ăn uống hoặc hôn môi cũng rất thấp. Cho nên, chỉ khi bạn tiếp xúc trực tiếp với vùng có vi khuẩn lậu như âm hộ, âm đạo, bộ phận sinh dục, miệng đã nhiễm khuẩn,… thì bạn mới có nguy cơ mắc bệnh. 

Quan hệ tình dục không an toàn 

Trong vấn đề bệnh lậu lây qua con đường nào? Đường tình dục là con đường lây lan phổ biến và nhanh chóng nhất phải được đề cập đến. Những trường hợp như quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ bừa bãi, không dùng bao cao su hay không chung thuỷ mối quan hệ vợ chồng,… là những nguyên nhân chính khiến bệnh lậu lây lan nhanh qua đường tình dục. 

Theo như thống kê từ các cổng thông tin y tế, quan hệ tình dục không an toàn càng nhiều thì nguy cơ nhiễm vi khuẩn lậu càng tăng. Song cầu khuẩn lợi sẽ đi theo đường tinh dịch, đường máu và vào cơ thể của người bị lây nhiễm. 

Nhiễm bệnh thông qua đường máu 

Trong một số trường hợp khi đi tìm giải đáp cho câu hỏi bệnh lậu lây qua đường gì? Một đường lây lan cũng khá phổ biến được nhắc đến chính là đường máu. 

Cách lây lan sẽ phụ thuộc vào việc sử dụng chung bơm kim tiêm hoặc nhận máu có nhiễm vi khuẩn lậu từ người bệnh. Đây được đánh giá là con đường lây lan gián tiếp của bệnh lậu. 

Chính vì vậy, các bác sĩ và chuyên gia y tế luôn khuyên không sử dụng máu của người nhiễm bệnh lậu cho việc truyền máu sang bệnh nhân khác. Đồng thời, kim tiêm chỉ sử dụng 1 lần cho mỗi bệnh nhân và phải khử trùng thật kỹ trước khi sử dụng. 

Người mẹ truyền bệnh sang con 

Tre so sinh rat de mac benh lau tu nguoi me
Trẻ sơ sinh rất dễ mắc bệnh lậu từ người mẹ

Con đường cuối cùng có thể lây dành cho câu hỏi bệnh lậu lây qua những đường gì chính là từ mẹ truyền sang con. Riêng đối với trường hợp này, vi khuẩn lậu gây ra nhiều sự nguy hiểm cho cả người mẹ và đứa bé. 

Đầu tiên, song cầu khuẩn lậu sẽ tấn công vào âm đạo và nước ối của người mẹ. Sau đó, khiến người mẹ phải sinh sớm và đứa bé sinh ra thiếu tháng tuổi (sinh non). 

Điều thứ hai, một số vi khuẩn lậu có thể xâm nhập vào đường máu của người mẹ và gây ra các tình trạng nhiễm khuẩn bào thai. Điều này khiến em bé có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh hoặc nhiễm khuẩn lậu. 

Không chỉ hai điều trên, khi đứa bé được sinh ra từ âm đạo của người mẹ, khả năng nhiễm bệnh của bé vô cùng cao. Song cầu khuẩn lậu có thể lợi dụng tiếp xúc với vùng da, mắt, miệng của đứa bé để ký sinh và gây bệnh. 

Một số vấn đề khác về con đường lây lan của bệnh lậu

Ngoài những con đường lây bệnh trên, khi nhắc đến khả năng truyền nhiễm của bệnh lậu cũng có một số câu hỏi khác được nhiều người đưa ra và tìm kiếm. Tiêu biểu nhất có thể nhắc đến hai câu hỏi được nhắc đến nhiều nhất dưới đây: 

Bệnh lậu mãn tính có lây không? 

Trên thực tế, những bệnh nhân nhiễm bệnh lậu mãn tính vẫn có khả năng lây nhiễm và thường sẽ lây theo con đường từ mẹ sang con nhiều hơn là những đường lây nhiễm khác. Trong quá trình mang thai, người mẹ không biết mình đã mang mầm bệnh lậu và không điều trị kịp thời khiến bản thân trở thành bệnh nhân bệnh lậu mãn tính. 

Sau đó, khi sinh đứa bé ra thông qua âm đạo và âm hộ, đứa bé sẽ bị các dây mủ lậu bám vào cơ thể và gây bệnh. Thông thường, song cầu khuẩn lậu sẽ bám vào mắt của đứa bé và gây ra tình trạng viêm kết mạc mắt. 

Bệnh lậu có lây qua đường ăn uống hay không?

An uong giup nguoi benh lau co tam trang thoai mai
Ăn uống giúp người bệnh lậu có tâm trạng thoải mái

Trên thực tế, bệnh lậu không lây lan qua đường ăn uống và bạn có thể thoải mái cùng họ ăn. Ngoài ra, các bác sĩ cũng thường xuyên cổ vũ người nhà bệnh nhân nên cùng ăn với người nhiễm bệnh lậu giúp tạo cho họ sự thoải mái và suy nghĩ tích cực trong cuộc sống. 

Bệnh lậu lây qua đường nào giờ đây không còn là vấn đề gây nhiều khó khăn và bất cập cho bạn trong quá trình tìm hiểu nữa. Nếu như bạn vô tình tiếp xúc với người nhiễm bệnh lậu, thì bạn nên đến phòng khám hoặc bệnh viện chuyên khoa có uy tín để khám và kiểm tra bệnh lậu. Điều này giúp bạn sớm phát hiện bệnh và có thể điều trị kịp thời tránh gây các biến chứng không mong muốn.

Danh mục: Bệnh lậu