Điều trị bằng thuốc có dứt điểm bệnh lậu hay không? Những điều cần lưu ý

Lậu có thể để lại những tổn thương vĩnh viễn và gây ra nhiều biến chứng nguy hại cho người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời – đúng cách. Vậy việc điều trị bằng thuốc có dứt điểm bệnh lậu hay không? Và cần phải lưu ý những gì?

Những tác động tiêu cực do lậu gây ra trên cơ thể đối tượng nhiễm

Lậu cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể đối tượng nhiễm và ủ bệnh trong thời gian từ 2 – 14 ngày. Sau đó, bệnh sẽ bộc phát và gây ra tổn thương tại một số vị trí như: Bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc vùng miệng, họng của đối tượng nhiễm.

Trên thực tế, lậu thường hình thành một cách âm thầm và các dấu hiệu đặc trưng của bệnh ở giai đoạn đầu thường khá mờ nhạt. Vì thế, người bệnh dễ nhầm lẫn với những bệnh lý viêm nhiễm khác nên chủ quan không tham khám hoặc tự mua thuốc điều trị mà không thăm khám. Đây là thực trạng chung của hầu hết các trường hợp bị bệnh lậu hiện nay nên khi được phát hiện lậu đã chuyển sang giai đoạn mãn tính và lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể người bệnh, gây nhiều khó khăn trong điều trị và hồi phục.

Với nữ giới, lậu có triệu chứng giống với viêm nhiễm phụ khoa. Ở giai đoạn nhẹ, người bệnh có thể bị đau họng, đau vùng bụng dưới và sốt nhẹ. Khi chuyển nặng, lậu sẽ biến chứng gây ra các bệnh lý ở buồng trứng và tử cung. Chính điều này sẽ làm tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung hoặc hiếm muộn – vô sinh nữ.

Trong thai kỳ, nếu nữ giới bị nhiễm lậu thì tỷ lệ lây truyền khuẩn lậu sang cho thai nhi là rất cao. Trẻ sơ sinh bị lậu sẽ có các vết lở loét xuất hiện trên cơ thể, thậm chí trẻ có thể bị nhiễm trùng máu, điều này sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ. Ở một số trường hợp, tình trạng sảy thai có thể xảy ra.

Với nam giới, lậu gây ra một số triệu chứng như: Đau buốt khi đi tiểu; dương vật sưng đỏ, chảy mủ màu trắng đục hoặc vàng trong ở lỗ sáo vào buổi sáng khi mới ngủ dậy; dương vật đau nhức khi cương cứng hoặc xuất tinh. Ở giai đoạn nặng hơn, khuẩn lậu sẽ xâm lấn sang các bộ phận khác và gây ra nhiều bệnh lý liên quan tại: Tinh hoàn, tuyến tiền liệt, thận,…Điều này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sinh sản nam giới, tăng nguy cơ hiếm muộn – vô sinh, suy thận cấp hoặc nhiễm trùng máu.

Những nguy hiểm do lậu gây ra là rất nhiều nên công tác khám chữa bệnh luôn là vấn đề được quan tâm và xem xét nghiêm túc cả về mặt chuyên môn y khoa và khía cạnh sinh hoạt của người bệnh.Và theo đó, vấn đề điều trị bằng thuốc có dứt điểm bệnh lậu hay không? Cũng phải được phổ biến rộng rãi đến cộng đồng, để mỗi người có thể nhận biết và ý thức hơn về bệnh lậu.

Giải đáp cho vấn đề điều trị bằng thuốc có dứt điểm bệnh lậu hay không?

Được biết, hiện nay lậu cầu khuẩn đang dần mạnh lên và có khả năng kháng thuốc rất cao, gây nhiều trở ngại trong việc chữa trị bệnh lậu. Do đó, với mỗi người bệnh, các bác sĩ cần phải tiến hành làm kháng sinh đồ để lựa chọn những loại thuốc kháng sinh có độ nhạy cảm với khuẩn lậu cao nhất nhằm mang lại hiệu quả trong công tác điều trị.

Với giai đoạn lậu cấp tính, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng các loại thuốc kháng sinh dưới dạng uống hoặc tiêm để có thể tiêu diệt hoàn toàn song cầu lậu. Việc sử dụng thuốc, đòi hỏi người bệnh phải kiên trì, áp dụng đúng thuốc và đủ liều theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Nếu có những sai sót trong quá trình điều trị, tình trạng nhiễm trùng lậu sẽ chuyển biến phức tạp, gây nhiều biến chứng nguy hại và sẽ rất khó khăn để kiểm soát cũng như điều trị lậu khỏi hẳn.

Thời gian điều trị bệnh lậu ở mỗi người là không giống nhau, điều này sẽ được quyết định bởi mức độ nhẹ hay nặng của bệnh, tình trạng sức khỏe và chế độ chăm sóc của người bệnh trong và sau điều trị. Vì vậy, để giúp cho công tác điều trị thuận lợi và tình trạng bệnh nhanh hồi phục, người bệnh cũng cần lưu ý những việc sau:

  • Lựa chọn bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín để thăm khám và điều trị bệnh lậu; tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị, uống thuốc đúng giờ và đủ liều; tái khám theo đúng lịch hẹn; khi có những bất thường cần báo ngay cho bác sĩ;
  • Kiêng quan hệ tình dục trong thời gian điều trị cho đến khi bệnh khỏi hẳn; luôn giữ tình thần vui vẻ, thoải mái; làm việc và nghỉ ngơi hợp lý; ăn uống điều độ, đủ dưỡng chất cần thiết.

Như vậy việc điều trị bằng thuốc có dứt điểm bệnh lậu hay không? Chúng ta có thể thấy rằng, việc điều trị bằng thuốc có thể dứt điểm được bệnh lậu hoàn toàn nếu người bệnh được phát hiện và chẩn đoán sớm. Đồng thời đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên.

Mong rằng thông qua bài viết điều trị bằng thuốc có dứt điểm bệnh lậu hay không – những vấn đề cần lưu ý trong công tác điều trị. Quý bạn đọc đã có thêm nhiều kiến thức thiết thực hơn trong công tác theo dõi, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe – sức khỏe sinh sản của bản thân. Nếu còn thắc mắc khác, hãy liên hệ sớm cùng các chuyên gia y tế, bạn sẽ được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Danh mục: Bệnh lậu