Nhận biết về tác hại của bệnh lậu và biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Lậu là một bệnh lý nhiễm trùng, lây truyền qua đường tình dục và rất phổ biến do lậu cầu khuẩn gây ra. Với xu hướng gia tăng và bùng phát ở các đối tượng là người trẻ, vì lối sống buông thả, chủ quan và quá tự do trong sinh hoạt tình dục.

Lậu gây nhiều tác động tiêu cực đến tâm sinh lý và đời sống của đối tượng nhiễm. Nghiêm trọng hơn, khi bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính, lậu sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm và khó khăn hơn trong thăm khám và điều trị bệnh. Theo đó, hiểu rõ về các tác hại của bệnh lậu và biện pháp phòng ngừa hiệu quả nguy cơ lây nhiễm khuẩn lậu là việc rất cần thiết.

Tổng quan về bệnh lậu

Lậu cầu khuẩn xâm nhập và gây bệnh chủ yêu do đối tượng nhiễm có quan hệ tình dục với người bệnh. Khuẩn lậu được xác định là có thể lây truyền từ người này sang người khác qua tiếp xúc bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc đường miệng.

Các đối tượng nhiễm bệnh lậu sẽ có các biểu hiện đặc trưng như: Vùng kín có mùi hôi tanh, khó chịu; cảm giác đau buốt khi đi tiểu, nước tiểu đục và đôi khi có lẫn mủ máu; các cảm giác toàn thân như: Đau nhức, mệt mỏi, suy giảm sức khỏe, sốt nhẹ, ớn lạnh. Những tác hại của bệnh lậu có thể vĩnh viễn và trở nên ngày một nghiêm trọng nếu người bệnh chủ quan không thăm khám và điều trị kịp thời.

Nhận biết về tác hại của bệnh lậu

Do đó, khi có những biểu hiện của lậu, quý bạn đọc hãy đến ngay bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín gần nhất để được tiến hành sàng lọc, chẩn đoán và phát hiện sớm về bệnh. Từ đó, sẽ có biện pháp can thiệp y tế và chữa trị phù hợp – đúng cách.

Như đã đề cập, nhận biết những tác hại của bệnh lậu và biện pháp phòng ngừa hiệu quả nguy cơ lây truyền lậu là điều rất cần thiết đối với mỗi người. Điều này sẽ giúp cho chúng ta chủ động hơn trong công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe – sức khỏe sinh sản.

Những tác hại của bệnh lậu cần nhận biết

Được biết, những tổn thương do bệnh gây ra thường khởi phát tại bộ phận sinh dục, vùng hậu môn hoặc vùng miệng, họng của đối tượng nhiễm. Vì những vị trí luôn ở tình trạng nóng – ẩm, đây là môi trường lý tưởng để lậu cầu khuẩn tích tụ và phát triển. Theo đó, khi bệnh lậu không được phát hiện sớm thì các tổn thương này sẽ thêm nặng nề và gây ra nhiều biến chức khác, chúng ta cần lưu ý các tác hại của bệnh lậu như sau:

1. Hiếm muộn – vô sinh

Các tổn thương do lậu gây ra tại vùng kín sẽ dẫn đến các viêm nhiễm ở những bộ phận khác như: Bệnh lý buồng trứng, tử cung ở nữ giới và bệnh lý tinh hoàn ở nam giới. Những bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh sản, khả năng thụ thai và mang thai ở đối tượng nhiễm, nguy cơ hiếm muộn – vô sinh có thể xảy ra.

2. Ảnh hưởng đến thị lực

Lậu cầu khuẩn có thể lây dính từ các vị trí khác hoặc lấy dính thông qua tiếp xúc và gây bệnh lậu ở vùng mắt. Tình trạng nhiễm trùng lậu ở mắt sẽ dẫn đến các bệnh lý như: Đau mắt, viêm kết mạc,…chính những bệnh lý này sẽ làm suy giảm thị lực ở người bệnh. Nếu lậu và các bệnh lý liên quan tại vùng mắt không được kiểm soát và điều trị sớm, nguy cơ người bệnh bị mù lòa là rất cao.

3. Bệnh lý viêm nhiễm khác

Lậu phát triển nhanh chóng và dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng. Đồng thời, lậu cầu khuẩn có thể xâm lấn và gây bệnh ở những bộ phận khác như: Nhiễm trùng ở hệ tiết niệu, viêm bàng quang hoặc viêm bể thận,…nguy hại hơn, người bệnh có thể bị suy thận cấp, nhiễm trùng máu, thậm chí tử vong.

4. Suy giảm hệ miễn dịch – sức đề kháng

Các biểu hiện toàn thân sẽ biểu hiện rõ ràng và liên tục hơn khi bệnh lậu dần chuyển sang giai đoạn mãn tính, như: Suy giảm hệ miễn dịch, cơ thể mệt mỏi, mất sức bất thường,…dẫn đến nguy cơ lây nhiễm các bệnh xã hội khác như: HIV, giang mai, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục,…hoặc ung thư vòng họng, hậu môn.

Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có thể là nạn nhân của những tác hại của bệnh lậu. Trong thai kỳ, nếu người nữ bị bệnh lậu, trẻ sơ sinh sẽ có nguy cơ lây truyền lậu cầu khuẩn từ người mẹ. Bị nhiễm khuẩn lậu, trẻ sơ sinh sẽ gặp khó khăn trong quá trình phát triển thể chất và trí não.

Các biện pháp phòng ngừa bệnh lậu hiệu quả

Trong điều trị, cần áp dụng đúng thuốc và đủ liều theo hướng dẫn và phác đồ của bác sĩ chuyên khoa; thực hiện tái khám và làm các xét nghiệm bệnh lậu thường xuyên để đảm bảo rằng khuẩn lậu đã được loại bỏ hoàn toàn.

Với từng đối tượng nhiễm vì tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương và các biến chứng là khác nhau. Do đó, người bệnh cần kiên trì xuyên suốt quá trình, để mang lại kết quả chữa trị tốt nhất, tránh tình trạng nhiễm trùng lậu bị tái phát.

Sinh hoạt tình dục an toàn, điều độ và chung thủy; chế độ ăn uống đầy đủ; hạn chế đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ; không sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích khác.

Chủ động thăm khám sức khỏe sinh lý, làm xét nghiệm bệnh lậu định kỳ hoặc khi có những triệu chứng bất thường.

Mong rằng với những thông tin về tác hại của bệnh lậu và biện pháp phòng ngừa hiệu quả nguy cơ lây truyền lậu nêu trên, quý bạn đọc sẽ có thêm kiến thức trong công tác theo dõi, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe – sức khỏe sinh lý một cách an toàn – hiệu quả.

 

Danh mục: Bệnh lậu