Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không? Phòng bệnh như thế nào?

Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không? Được biết, đây là một căn bệnh xã hội có khả năng lây nhiễm nhanh chóng, khó phát hiện và không thể chữa trị dứt điểm. Bệnh gây nhiều tổn thương về tinh thần, sức khỏe, sinh sản, thậm chí ung thư hoặc tử vong ở đối tượng mắc bệnh. Vì vậy, chúng ta rất cần nhận biết sớm về nguyên nhân, dấu hiệu, nguy hại và cách phòng tránh sùi mào gà hiệu quả.

Thông tin cần biết về bệnh sùi mào gà

Virus Human Papilloma (HPV) được xác định là tác nhân gây bệnh sùi mào gà. Qua tình dục không an toàn, virus HPV sẽ xâm nhập từ người sang người làm phát sinh u nhú, mụn cóc, nốt sần, gai thịt. Các tổn thương này có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng chủ yếu nhất là ở cơ quan sinh dục như: dương vật, âm hộ, âm đạo, cổ tử cung, lỗ niệu đạo, hậu môn.

Bệnh sùi mào gà nguy hiểm thế nào?

Virus Human Papilloma (HPV) là tác nhân nhính gây bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh từ 2 – 9 tháng, thậm chí sẽ lâu hơn, kéo dài tới vài năm. Khi hệ miễn dịch của cơ thể đối tượng nhiễm suy giảm, bệnh sẽ bộc phát. Với triệu chứng lâm sàng là xuất hiện các u nhú, gai thịt màu hồng nhạt, mềm, có cuống chân, mọc rải rác.

Sùi mào gà ở giai đoạn đầu thường không đau, không ngứa nhưng dễ vỡ và chảy máu. Các nốt sùi này sẽ phát triển nhanh chóng về cả kích thước và số lượng theo thời gian. Chúng liên kết nằm xếp chồng lên nhau, tạo thành mảng, cụm giống như súp lơ hoặc mào gà.

Những con đường lây nhiễm bệnh sùi mào gà

Virus HPV sẽ tấn công và gây bệnh ở những đối tượng có sức khỏe yếu, hệ miễn dịch suy giảm, đau bệnh hoặc gặp các vấn đề tiêu cực về tâm sinh lý. Về cơ bản có ba con đường chính dễ dẫn đến lây truyền virus HPV từ người sang người. Cụ thể như:

Tình dục không an toàn

Khoảng 90% các trường hợp nhiễm HPV được xác định là do lây truyền qua đường tình dục không an toàn. Dù ở bất cứ hình thức quan hệ nào qua dương vật, âm đạo, sextoy, hậu môn hay đường miệng thì tỷ lệ lây nhiễm HPV là như nhau. Sùi mào gà phổ biến ở nam nữ đang trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là những đối tượng có nhiều bạn tình, lối sống tình dục tự do.

Lây truyền từ mẹ sang con

Trong thai kỳ, nếu mẹ bầu bị sùi mào gà thì virus HPV có khả năng xâm nhập vào bào thai qua môi trường nước ối, cuống rốn. Hoặc lây nhiễm sang cho con trẻ khi sinh nở tự nhiên hay trong quá trình chăm sóc, cho con bú sau sinh.

Dùng chung vật dụng cá nhân

Việc dùng chung các vật dụng như son môi, đồ lót, khăn tắm, khăn mặt, hoặc thiết bị Y khoa, truyền máu, tiếp xúc vết thương hở, dịch mủ có mang mầm bệnh thì khả năng lây nhiễm sùi mào gà là rất lớn.

Những dấu hiệu của bệnh sùi mào gà ở nữ giới và nam giới

Thực tế, sùi mào gà có dấu hiệu không giống nhau khi gây bệnh ở nữ giới và nam giới. Thông thường, các triệu chứng ở nữ giới khá mờ nhạt, dẫn đến khó nhận biết hơn. Do đó, với nữ giới, hầu hết bệnh được phát hiện khi đã chuyển sang giai đoạn chớm nặng.

Benh sui mao ga co nguy hiem khong

Hình ảnh bệnh sùi mào gà

Nhận biết bệnh sùi mào gà ở nữ giới

Cơ quan sinh dục nữ có cấu tạo rất phức tạp nên khi bị nhiễm sùi mào gà, bệnh thường hình thành và tiến chuyển âm thầm và không có các triệu chứng rõ ràng.

Về cơ bản, sau khoảng 3 tuần ủ bệnh sùi mào gà, nữ giới sẽ nhận thấy những u nhú, nốt sần có màu hồng xuất hiện rải rác tại âm hộ, âm đạo, môi lớn, môi bé, hậu môn.

Các tổn thương này ban đầu thường không ngứa, không đau nhưng gây khó chịu và dễ vỡ gây chảy máu, viêm loét, nhiễm trùng khi có va chạm, cọ xát mạnh hoặc quan hệ tình dục.

Nhận biết bệnh sùi mào gà ở nam giới

Dấu hiệu của sùi mào gà ở nam giới thường dễ nhận biết hơn, ngay khi ở giai đoạn đầu. Sau thời gian ủ bệnh, các nốt sùi u nhú, sẽ xuất hiện tại thân dương vật, bao quy đầu, vùng bìu bẹn, hậu môn hoặc đôi khi là cả ở khoang miệng, vòm họng.

Theo thời gian, các nốt sùi sẽ phát triển thành nhiều mảng tạo thành nhiều mảng như mào gà. Lúc này, tình trạng tiết dịch mủ sẽ xảy ra, gây viêm loét, đau rát, ngứa ngáy và khó chịu. Bộ phận sinh dục nam luôn ướt dính, nặng mùi hôi tanh.

Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không?

Bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không?

Hầu hết người bệnh luôn lo lắng rằng bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không? Tuy nhiên, theo nhận định từ các bác sĩ chuyên khoa thì đây là một căn bệnh rất nguy hiểm, lây truyền nhanh, khó phát hiện và điều trị, đồng thời có tỷ lệ tái phát rất cao. Cụ thể như sau:

Con đường lây truyền đa dạng

Sùi mào gà có khả năng lây truyền nhanh chóng qua đường tình dục không an toàn. Cần lưu ý, việc sử dụng bao cao su cũng không thể phòng tránh 100% khả năng lây bệnh. 

Sùi mào gà gây ra nhiều biến chứng nguy hại

Sùi mào gà nếu không được chẩn đoán và khám chữa sớm thì sẽ phải gánh chịu nhiều tổn thương nghiêm trọng về tâm lý, sức khỏe và sinh sản.

  • Với nữ giới: Các nốt sùi có kích thước lớn sẽ bao phủ hết bề mặt vùng kín, gây khó khăn trong sinh hoạt, di chuyển. Bộ phận sinh dục nữ sưng tấy, đau nhức. Âm đạo xuất huyết, khi hư, dịch mủ kéo dài. Sùi mào gà chuyển biến thành ác tính làm tăng nguy cơ hiếm muộn – vô sinh nữ. 
  • Với nam giới: Virus HPV có thể tấn công và gây tổn thương cho tinh hoàn, mào tinh. Dẫn đến viêm tắc ống dẫn tinh, túi tinh làm suy giảm chất lượng tinh trùng. Bệnh nặng sẽ gây ra tình trạng hiếm muộn – vô sinh  ở nam giới. Nguy hiêm hơn có thể gây ung thư dương vật, hậu môn hoặc vòm họng.
  • Với thai phụ và thai nhi: Virus có khả năng phá hủy các mô, gia tăng tổn thương tại vùng bệnh và gây khó khăn khi sinh nở ở người mẹ dẫn đến sinh non hoặc sảy thai. Bên cạnh đó, khi sinh thường hoặc trong quá trình cho bú, virus HPV có thể xâm nhập và gây ra sùi mào gà ở con trẻ.

Bệnh sùi mào gà khó chữa trị dứt điểm và khả năng tái phát cao

Sùi mào gà vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm và virus HPV có khả năng tồn tại rất lâu, thậm chí là suốt đời trong cơ thể đối tượng nhiễm. Các biện pháp điều trị đang được áp dụng hiện nay chỉ có tác dụng loại bỏ và khắc phục tình trạng tổn thương ngoài da; nâng cao hệ miễn dịch và hạn chế bệnh tái phát. Khi cơ thể đối tượng suy yếu, đau ốm hay viêm nhiễm sùi mào gà sẽ tái phát.

Ảnh hưởng đến tâm sinh lý, đời sống sinh hoạt

Gánh nặng về tâm sinh lý là nỗi đau chung của các bệnh nhân bị sùi mào gà dù bệnh ở mức độ nhẹ hay nặng. Cảm giác hoang mang, lo sợ luôn đeo bám khiếm đối tượng dễ mất cân bằng, ảnh hưởng rất lớn đến công việc và cuộc sống. Trong đời sống gia đình, việc vợ hoặc chồng mắc bệnh sùi mào gà sẽ dẫn đến xáo trộn, mất tin tưởng, bất hòa và đổ vỡ trong hôn nhân.

Cách phòng tránh bệnh sùi mào gà trong đời sống

Không quá khó để nhận thấy rằng, HPV có khả năng lây truyền từ người sang người thông qua các tiếp xúc từ thói quen sống hàng ngày của mỗi cá nhân trong cộng đồng. Vì vậy, để phòng tránh bệnh sùi mào gà xảy ra, một số biện pháp được khuyến cáo và cần thực hiện phổ biến như:

  • Xây dựng lối sống lành mạnh, tình dục an toàn, chung thủy và điều độ. Vệ sinh cơ thể, vùng kín đúng cách trước và sau quan hệ; đặc biệt là nữ giới trong những ngày “đèn đỏ”;
  • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ, khoa học; hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, chất béo. Không hút thuốc lá, uống rượu bia và sử dụng các chất kích thích khác;
  • Thời gian ngủ nghỉ, làm việc, giải trí và vận động thể chất hợp lý. Giữ tinh thần thoải mái, cân bằng; tránh căng thẳng, lo lắng trong thời gian dài.
  • Thăm khám sức khỏe sinh lý định kỳ, tiêm ngừa vắc xin HPV khi đến đến tuổi.
Sùi mào gà là một căn bệnh nguy hiểm?

Tìm hiểu về cách phòng tránh bệnh sùi mào gà trong đời sống

Thông qua nội dung bài viết trên, chắc hẳn ai trong chúng ta cũng đã có câu trả lời cho vấn đề bệnh sùi mào gà có nguy hiểm không? Đồng thời có thêm các kiến thức cơ bản về nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng tránh hiệu quả sùi mào gà trong đời sống. Theo đó, chủ động trong thăm khám và điều trị là vấn đề mà mỗi cá nhân đều phải tự ý thức về căn bệnh nguy hiểm này.

Danh mục: Bệnh sùi mào gà