Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào là chủ yếu?

Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào? Khi nhắc tới điều này, mọi người sẽ nghĩ ngay đến quan hệ tình dục không lạnh mạnh. Tuy nhiên trên thực tế, sùi mào gà có thể lây qua nhiều con đường khác nhau và gây ra bệnh ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Cùng tìm hiểu rõ hơn vấn đề này qua bài viết sau:

Bệnh sùi mào gà

Sùi mào gà là một căn bệnh nguy hiểm, bệnh gây nhiễm trùng da và bộ phận sinh dục trên cơ thể đối tượng nhiễm virus sùi mào gà (HPV). Loại virus này có trên 80 chủng khác nhau và trong đó có 20 – 30 chủng sẽ gây ra bệnh sùi mào gà.

Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào là chủ yếu?

Sau thời gian ủ bệnh từ 3 – 9 tháng, bệnh sẽ bộc phát và hình thành các u nhú nhỏ li ti, riêng lẻ có màu hồng tươi hoặc trắng đụng, mềm và dễ vỡ. Theo thời gian, chúng sẽ mọc thành từng cụm, nhóm có hình dạng như hoa súp lơ, mào gà.

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh thường không quá rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn với những bệnh lý viêm nhiễm khác. Do đó, đa số các trường hợp bị bệnh sùi mào gà, đều được phát hiện khi bệnh đã chuyển nặng, gây khó khăn trong điều trị và hồi phục.

Bệnh sùi mào gà lây qua đường nào?

Virus HPV có trong máu, tuyến nước bọt, dịch tiết, tinh dịch,…của đối tượng nhiễm nên có khả năng lây truyền theo nhiều con đường khác nhau. Và để trả lời rõ hơn về vấn đề bệnh sùi mào gà lây qua đường nào? Chúng ta có thể tham khảo một số thông tin sau:

1. Qua quan hệ tình dục

Các đối tượng có hoạt động tình dục đều có nguy cơ lây nhiễm và bị bệnh sùi mào gà. Virus HPV có thể lây nhiễm từ người này qua người khác khi có thực hiện tình dục qua đường âm đạo hoặc hậu môn.

Trong một số trường hợp, người ta cũng tìm thấy các nốt sùi mào gà xuất hiện ở vùng mắt, miệng, họng, trên môi do tình trạng lây nhiễm HPV qua hình thức quan hệ tình dục bằng miệng.

Sùi mào gà lây qua đường nào

2. Lây truyền từ mẹ sang con

Trong quá trình thai kỳ, nếu người nữ bị sùi mào gà, thì trẻ sơ sinh sẽ có nguy cơ cao bị lây truyền HPV từ mẹ. Trẻ bị HPV sẽ ảnh hưởng nhiều đến khả năng phát triển toàn diện về sau.

Chị em hãy lựa chọn phương pháp sinh mổ nếu bị sùi mào gà trong quá trình mang thai, điều này sẽ giúp hạn chế khả năng lây nhiễm virus sùi mào gà cho trẻ.

3. Lây truyền qua đường huyết

Sùi mào gà có thời gian ủ bệnh khá dài, do đó nếu được nhận hoặc truyền máu từ cơ thể đối tượng nhiễm HPV thì khả năng bị lây nhiễm sùi mào gà là điều khó tránh khỏi.

4. Lây truyền qua đường tiếp xúc

Việc tiếp xúc với vết thương hở, dịch nhầy có chứa HPV hoặc ôm hôn người bệnh có thể sẽ dẫn đến tình trạng lây dính sùi mào gà.

Ngoài ra, sử dụng chung các đồ dùng cá nhân như: Khăn mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng,…với người bệnh cũng là con đường gây lây nhiễm HPV trong đời sống.

Qua đây, chúng ta có thể thấy, trong cuộc sống hàng ngày luôn tiềm ẩn những nguy cơ lây nhiễm sùi mào gà. Vì vậy để hạn chế và phòng tránh căn bệnh xã hội nguy hiểm là điều cần thiết và phải có những biện pháp khoa học và an toàn.

  • Có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý; không lạm dụng bia rượu, thuốc là và các chất kích thích khác; hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ và chất béo;
  • Sinh hoạt tình dục lành mạnh, điều độ và chung thủy; vệ sinh cơ thể và vùng kín đúng cách hàng ngày; trước và sau khi quan hệ cần giữ cho vùng kín luôn sạch sẽ;
  • Làm việc, nghỉ ngơi và giải trí hợp lý; cân bằng tâm sinh lý; tránh căng thẳng, lo lắng kéo dài;
  • Thăm khám sức khỏe sinh lý, tầm soát các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục định ký hoặc khi có những bất thường;

Tìm hiểu và bổ sung thêm kiến thức để biết rõ bệnh sùi mào gà lây qua đường nào. Từ đó, ý thức và chủ động hơn trong công tác chăm sóc – bảo vệ bản thân trước mọi mối lo bệnh tật.

Nếu còn những thắc mắc và chia sẻ khác về bệnh sùi mào gà cũng như các bệnh xã hội nguy hiểm khác, hãy liên cùng các bác sĩ chuyên khoa để được lắng nghe, giải đáp và hỗ trợ sớm nhất. Chúc quý bạn đọc luôn vui khỏe và sống đẹp!

bac-sy-tu-van-online

Danh mục: Bệnh sùi mào gà