Thông tin cần biết về bệnh sùi mào gà ở nữ giai đoạn đầu

Dẫu biết rằng, bệnh sùi mào gà ở nữ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Tuy nhiên, lại tác động đến tâm sinh lý của chị em, thói quen sinh hoạt và lối sống. Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh sùi mào gà ở nữ giai đoạn đầu cần tiến hành thăm khám và kiểm tra ngay để có biện pháp hỗ trợ Y tế kịp thời – đúng cách.

Tìm hiểu kiến thức về bệnh sùi mào gà ở nữ giai đoạn đầu

Số lượng đối tượng mắc sùi mào gà đang có xu hướng gia tăng nhanh chóng. Phổ biến ở cả nam và nữ trong độ tuổi trưởng thành, có sinh hoạt tình dục thường xuyên. Bệnh lây truyền chính qua đường tình dục không an toàn, do virus Human Papilloma (HPV) gây ra.

Hiện nay, có khoảng trên 100 chủng loại HPV được xác định. Các chủng virus HPV được chia làm hai nhóm, bao gồm: Nhóm sinh ung và nhóm không sinh ung. Cụ thể: Nhóm sinh ung: Có khoảng 15 – 20 chủng HPV, trong đó HPV 16 và 18 có khả năng gây ung thư cổ tử cung, âm hộ. Nhóm không sinh ung: Hai chủng HPV 6 và 11, đây là hai chủng HPV thường gặp nhất trong các trường hợp bị sùi mào gà.

Triệu chứng lâm sàng bệnh sùi mào gà ở nữ giới

Về cơ bản, bệnh sùi mào gà ở nữ giai đoạn đầu thường diễn biến âm thầm, không đau, không ngứa nên việc phát hiện bệnh là rất khó.

Bệnh chỉ được phát hiện khi xuất hiện các tổn thương ở dạng u nhú, gai thịt, nốt sần, mụn cóc có màu hồng tươi hoặc trắng đục, mềm, có cuống trên bề mặt da ở âm hộ, âm đạo, xung quanh lỗ tiểu, cổ tử cung; vùng bẹn háng, hai bên đùi hoặc hậu môn – trực tràng.

Ngoài ra, ở một số trường hợp, các tổn thương do HPV gây ra cũng được tìm thấy ở vùng môi, miệng, họng của người bệnh.

Những con đường dẫn đến bệnh sùi mào gà ở nữ giới

Các chuyên gia nhận định, giống như bao căn bệnh xã hội khác, sùi mào gà cũng sẽ lây truyền qua một số con đường phổ biến như:

Từ tình dục: HPV sẽ lây truyền từ người sang người khi các đối tượng có phát sinh quan hệ tình dục không an toàn. Mọi hình thức quan hệ bằng âm đạo, dương vật, hậu môn, sextoy hoặc bằng miệng đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh. Cần nhớ rằng, việc sử dụng bao cu su vẫn không thể phòng tránh được 100% khả năng lây nhiễm các bệnh lý tình dục, trong đó có sùi mào gà.

Mẹ sang con: Khi người nữ bị nhiễm HPV trong thai kỳ; qua sinh nở tự nhiên, trẻ sơ sinh sẽ bị lây nhiễm HPV có trong dịch máu tại âm đạo và cổ tử cung của người mẹ. Hoặc trong quá trình chăm sóc, cho con bú cũng sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm HPV sang cho con trẻ.

Các tiếp xúc khác: Việc truyền máu, tiếp xúc vết thương hở, sử dụng chung đồ dùng cá nhân,…với người mang mầm bệnh cũng có thể khiến đối tượng bị lây nhiễm HPV.

Ngoài ra, với những nữ giới trên 30 tuổi, có hệ miễn dịch yếu; thói quen vệ sinh vùng kín thiếu sạch sẽ cũng chính là một trong nhiều yếu tố tạo thuận lợi để virus HPV và gây bệnh sùi mào gà.

Cách chữa trị và phòng tránh bệnh sùi mào gà ở nữ giới

Khi nhận thấy các dấu hiệu của bệnh sùi mào gà ở nữ giai đoạn đầu, việc cần làm là chị em hãy đến ngay bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được tiến hành thăm khám, kiểm tra, tầm soát HPV. Qua đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định liệu trình và phác đồ chữa trị phù hợp – hiệu quả.

Áp dụng chữa trị bệnh sùi mào gà ở nữ giai đoạn đầu

Thực tế, vẫn chưa có thuốc để chữa trị triệt để sùi mào gà. Các phương pháp đang được áp dụng hiện nay chỉ có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng, kiểm soát virus HPV, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Với bệnh sùi mào gà ở nữ giai đoạn đầu, người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm hoặc giảm đau ở dạng viêm uống, dịch tiêm hoặc kem bôi. Liều lượng và cách thức sử dụng sẽ được hướng dẫn cụ thể bởi các chuyên gia nhiều kinh nghiệm

Ngoài ra, một số phương pháp được sử dụng để giúp loại bỏ u nhú, mụn cóc, gai thịt tại vùng bệnh, như:

1. Dùng Laser: Các sang thương (mụn cóc, gai thịt,…) sẽ bị phá hủy bởi tia Laser. Phương pháp này sẽ gây đau đớn cho đối tượng tại vùng da tổn thương.

2. Dùng Áp lạnh: Vùng bệnh sẽ được làm lạnh bằng khí Nitơ lỏng. Người bệnh sẽ bị đau rát, phồng rộp tại vị trí áp dụng điều trị.

3. Dùng phẫu thuật: Ở một số trường hợp, tiểu phẫu cắt bỏ các u nhú sẽ được áp dụng. Vùng bệnh sẽ được vệ sinh và gây tê cục bộ trước khi thực hiện thủ thuật.

Tham khảo thêm bài viết liên quan: Thuốc chữa sùi mào gà giai đoạn đầu

Cách phòng tránh bệnh sùi mào gà ở nữ giai đoạn đầu

Bệnh sùi mào gà ở nữ giai đoạn đầu hay giai đoạn sau đều không có khả năng tự khỏi, đồng thời khả năng lây nhiễm vẫn luôn xảy ra. Do đó, việc chủ động trong thăm khám và điều trị là công tác mà tất cả người bệnh đều phải ý thức. Ngoài ra, để phòng tránh sự lây nhiễm HPV trong đời sống, chị em cũng cần ý thức:

Xây dựng lối sống lành mạnh; tình dục chung thủy, an toàn; tiêm ngừa vắc – xin HPV (nếu được); thăm khám, kiểm tra sức khỏe phụ khoa, tầm soát HPV và các bệnh xã hội định kỳ; thói quen vệ sinh cơ thể vùng kín sạch sẽ, trong những ngày “đèn đỏ”, trước và sau khi quan hệ tình dục; không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia và các chất kích thích khác; chế độ ăn uống, làm việc, ngủ nghỉ hợp lý; tránh sử dụng đồ dùng cá nhân với người lạ, đặc biệt là nơi công cộng.

Danh mục: Bệnh sùi mào gà