Trang chủBệnh sùi mào gà
Sùi mào gà căn bệnh gây nhiều tổn thương về tâm sinh lý và sức khỏe của người bệnh. Đặc biệt là với những phụ nữ đang mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ. Phần lớn trong số họ đều lo lắng về khả năng lây truyền HPV sang cho con trẻ và có chung một câu hỏi mẹ bị sùi mào gà cho con bú được không? Đây là vấn đề cần được xem xét và có ý kiến chuyên khoa từ phía các bác sĩ để có biện pháp hỗ trợ phù hợp và hiệu quả nhất. Tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và con trẻ.
Sùi mào gà được biết đến là một dạng bệnh u nhú, do virus Human papilloma (HPV) gây ra trên cơ thể người. Bệnh sẽ bộc phát sau thời gian ủ từ 2 – 9 tháng, thậm chí sẽ kéo dài tới mấy năm. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe và hệ miễn dịch của từng đối tượng nhiễm.
Sùi mào gà nếu không được phát hiện và chữa trị sớm sẽ dẫn đến rất nhiều nguy hại. Ngoài tổn thương về thể chất, đối tượng còn đối mặt với nguy cơ viêm nhiễm, hiếm muộn – vô sinh, thậm chí là ung thư và tử vong.
Do đó, chị em cần cân nhắc để nhận định chính xác hơn về việc bị sùi mào gà cho con bú được không nhằm ngăn chặn kịp thời những nguy hại có thể xảy ra.
Tới 90% đối tượng bị sùi mào gà là thông qua con đường tình dục không an toàn. Dù đối tượng quan hệ qua âm đạo, dương vật, bằng miệng, sextoy hoặc hậu môn thì tỉ lệ lây nhiễm đều giống nhau.
Bệnh phổ biến ở nam nữ trong độ tuổi trưởng thành. Đặc biệt là người có lối sống tình dục tự do, có nhiều bạn tình và quan hệ tình dục sớm.
Ngoài ra, sùi mào gà cũng có thể lây truyền qua truyền máu, tiếp xúc vết thương hở hoặc sử dụng chung vật dụng cá nhân (thiết bị Y tế, kim tiêm, dao mổ; son môi, khăn mặt, khăn tắm,…)
Đồng thời, bệnh cũng có nguy cơ lây truyền từ mẹ sang con. Khi đang mang thai, nếu người mẹ bị sùi mào gà virus HPV có thể tấn công vào thai nhi qua môi trường ối và dây rốn hoặc xâm nhập vào cơ thể con trẻ trong quá trình sinh nở tự nhiên (sinh thường). Vậy, sau khi sinh con xong mới phát hiện bản thân bị nhiễm HPV thì sao? Các mẹ bị sùi mào gà cho con bú được không?
Bị sùi mào gà cho con bú được không là băn khoăn chung của rất nhiều nữ giới khi đang trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Về cơ bản, trong sữa của người mẹ hoàn toàn không có virus HPV nên trẻ vẫn có thể uống được sữa mẹ.
Tuy nhiên, chị em không nên cho trẻ bú trực tiếp mà cần vắt ra. Vì khi con trẻ bú trực tiếp có thể tiếp xúc với các nốt sần, u nhú quanh bầu ngực, điều này sẽ khiến con trẻ bị lây nhiễm HPV. Ngoài ra, trong lúc bú, con trẻ có thể cắn mạnh làm đầu ti bị tổn thương, chảy máu cũng sẽ gây lây nhiễm HPV.
Các u nhú, mụn cóc trên cơ thể người mẹ dễ vỡ ra; gây chảy dịch, máu. Do đó, để ngăn ngừa khả năng lây nhiễm sang cho con trẻ, lúc này người mẹ không nên tiếp xúc và chăm sóc con trẻ thường xuyên. Nếu trẻ đã được 3 tháng tuổi trở lên, các mẹ nên sử dụng sữa ngoài cho con. Đồng thời chủ động thăm khám để điều trị bệnh và hoàn toàn cách ly với bé.
Nếu sau khi sinh chị em mới phát hiện bị nhiễm HPV thì rất có thể con trẻ cũng đã nhiễm loại virus nguy hiểm này. Vì bệnh sùi mào gà có thời gian ủ khá lâu, trung bình từ 3 – 6 tháng hoặc dài hơn. Điều này tùy thuộc vào sức đề kháng của từng mẹ. Tức là, trước đó virus HPV đã tồn tại trong cơ thể của chị em.
Vì vậy, chị em cần chủ động đưa bé đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín để được kiểm tra, làm các xét nghiệm HPV và có biện pháp hỗ trợ điều trị kịp thời – đúng cách. Cần nhớ rằng, con trẻ có hệ miễn dịch rất yếu, sự chậm trễ trong khám chữa sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển toàn diện của bé.
Bệnh ở giai đoạn ban đầu, các tổn thương còn nhẹ, chị em sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm và giảm đau. Thuốc có thể ở dạng dịch tiêm, viên uống hoặc kem bôi.
Khi sùi mào gà chuyển sang giai đoạn nặng hơn, các bác sĩ sẽ áp dụng các phương pháp đốt Điện, Laser, Áp lạnh,…để loại bỏ các u nhú, mụn cóc trên bề mặt vùng da tổn thương. Đồng thời kết hợp sử dụng thuốc để hạn chế bệnh tái phát và tăng cường sức đề kháng.
Mong rằng với những thông tin trên, các mẹ đã nhận biết được khi bị sùi mào gà cho con bú được không? Từ đó, chủ động hơn trong khám chữa, chăm sóc để sức khỏe của mẹ và bé được bảo vệ tốt nhất.
Danh mục: Bệnh sùi mào gà