Tổng hợp những phương pháp điều trị bệnh giang mai

Bạn có biết mức độ nguy hiểm của căn bệnh giang mai chỉ đứng sau căn bệnh xã hội HIV. Đây là căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn, do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Bệnh giang mai khi trải qua các giai đoạn sẽ có nhiều triệu chứng đa dạng khác nhau. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến các hệ cơ quan trong cơ thể. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ trang bị cho các bạn những kiến thức về các phương pháp điều trị bệnh giang mai phổ biến hiện nay.

Benh giang mai tao nen hau qua nang dan qua cac giai doan
Bệnh giang mai tạo nên hậu quả nặng dần qua các giai đoạn

Hậu quả của bệnh giang mai có đơn giản như bạn tưởng?

Bệnh giang mai chủ yếu lây nhiễm qua đường tình dục. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể gián tiếp lây nhiễm qua việc dùng chung các vật dụng cá nhân với người mắc bệnh: bàn chải đánh răng, quần áo, khăn tắm, đồ lót, kim tiêm…

Những biến chứng của giang mai sẽ thay đổi qua từng giai đoạn, gây ra những tổn thương cho cơ thể. Cụ thể như sau:

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến não bộ, làm suy giảm hoạt động của hệ thần kinh. Biểu hiện bệnh giang mai ở nam nữ rõ nhất là triệu chứng viêm võng mạc, viêm kết mạc, mắt ngày càng mờ đi. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến mù lòa vĩnh viễn.
  • Phá hoại, ăn mòn cơ và xương khớp. Có thể gây tàn tật suốt đời và nguy hiểm đến tính mạng.
  • Gây ra chứng động kinh, trầm cảm, thần kinh ảo giác.
  • Tổn thương hoạt động tim mạch, viêm gan, gây tắc nghẽn động mạch, phình mạch, viêm động mạch chủ,…
  • Đối với phụ nữ đang mang thai có thể bị sảy thai hoặc sinh non, thai chết. Dù em bé được sinh ra cũng sẽ bị nhiễm bệnh giang mai như mẹ.
  • Hầu hết những người mắc bệnh giang mai đều không nhận biết được là mình đã mắc từ lúc nào. Vì những dấu hiệu ban đầu của bệnh không biểu hiện rõ ràng. Chỉ khi đến giai đoạn 2 thì bệnh mới xuất hiện triệu chứng rõ hơn.

Điều trị giang mai trong bao lâu?

  • Những chuyên gia y tế trong điều trị bệnh giang mai ở nữ và nam cho biết bệnh nếu kịp thời phát hiện sớm ở giai đoạn 1 hoặc 2 thì sẽ có cơ hội chữa trị khỏi hoàn toàn. Đặc biệt bệnh sẽ không tái phát lại khi phát hiện triệu chứng trong vòng 1 -2 tuần đầu. 
  • Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn 3 tức là giai đoạn cuối thì việc điều trị bệnh sẽ trở nên khó khăn hơn. Kết quả các cùng viêm nhiễm có thể bị thu hẹp, để lại sẹo nhưng không làm mất hoàn toàn sự tồn tại của xoắn khuẩn. Chúng ta chỉ có thể ức chế nó một thời gian. Thường thì bệnh bước sang giai đoạn cuối sẽ rất khó phục hồi, những tổn thương mà xoắn khuẩn gây ra không thể tiêu biến đi.
  • Sau quá trình điều trị, bạn cũng không nên chủ quan mà phải đi tái khám định kỳ để phòng ngừa sự tái lại của bệnh. Thời gian ước tính để điều trị bệnh giang mai ít nhất là 6 tháng, khi thực hiện đúng phác đồ điều trị bệnh giang mai thì các chỉ số kháng thể trong máu sẽ âm tính. 
  • Ngoài ra, điều trị bệnh giang mai mất bao lâu còn phụ thuộc khá nhiều vào ý thức hợp tác điều trị và tâm lý của bệnh nhân. Nếu không có đủ sự kiên trì và lạc quan trong cuộc sống thì e là liệu trình điều trị bệnh giang mai sẽ khó mà hoàn thành hết được. Cũng như chi phí điều trị giang mai còn phụ thuộc vào giai đoạn mà bạn đang mắc phải.

Tham khảo các phương pháp điều trị bệnh giang mai phổ biến hiện nay

Cách chữa bệnh giang mai bằng Tây Y

  • Bệnh nhân mắc bệnh giang mai nặng thường sẽ được các bác sĩ chỉ định dùng thuốc kháng sinh điều trị giang mai là Penicillin. Nếu như họ dị ứng với những thành phần trong thuốc kháng sinh này thì sẽ thay thế bằng doxycycline, ceftriaxone và azithromycin.
Thuoc khang sinh chuyen dieu tri giang mai Penicillin
Thuốc kháng sinh chuyên điều trị giang mai Penicillin
  • Giai đoạn đầu dùng thuốc kháng sinh này người bệnh sẽ gặp phải những tác dụng phụ của thuốc như: đau đầu, sốt, buồn nôn, đau nhức,… Những triệu chứng này chỉ kéo dài trong vòng 1 ngày và có thể dùng thuốc giảm đau để khắc phục.
  • Trường hợp mắc bệnh giang mai nhẹ thì chỉ cần dùng 1 liều kháng sinh là đã khỏi bệnh. Nhưng đối với trường hợp nặng hơn, thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng ức chế sự phát triển bệnh. Người bệnh cần phải phối hợp thêm tiêm 3-4 mũi/ tuần và liên tục trong khoảng 2 tuần.
  • Đặc biệt thuốc kháng sinh an toàn nhất cho phụ nữ có thai chỉ có Penicillin. Số lần tiêm tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của giang mai. Và chồng của bệnh nhân cũng bắt buộc phải tiến hành Xét nghiệm giang mai và điều trị nếu có quan hệ tình dục trong 3 tháng gần nhất trước khi mắc bệnh .
  • Đối với trẻ sơ sinh bị lây bệnh giang mai từ mẹ thì khi sinh ra cũng phải làm xét nghiệm máu liên tục và phải được điều trị, theo dõi hằng tháng.

Cách chữa bệnh giang mai bằng Đông Y

  • Trong dân gian có rất nhiều bài thuốc Đông Y có thể chữa bệnh giang mai. Đây cũng là một cách điều trị giang mai tại nhà rất hiệu quả. Đa số các bài thuốc có tác dụng rõ rệt với các bệnh nhân chỉ mới ở giai đoạn đầu của bệnh giang mai. 
  • Thổ phục linh là loại thảo dược được dùng nhiều nhất, kết hợp với các vị thuốc khác như: đại hoàng, nhẫn đông đằng, kim ngân hoa, mộc thông, đại hoàng, cam thảo, bạc hà, tiêu hồ, phong phong,… thì sẽ có tác dụng sau khi điều trị giang mai rất cao.
  • Ngoài ra cháo bồ công anh hoặc cháo hoa mai nếu ăn thường xuyên cũng có tác dụng làm thuyên giảm tình trạng bệnh.
  • Tuy không loại bỏ được hoàn toàn sự tồn tại của xoắn khuẩn khỏi cơ thể nhưng phương pháp này có thể giảm được phần nào những chuyển biến xấu của bệnh trước khi đến các cơ sở y tế để điều trị.
Tho phuc linh Vi thuoc dong y co the chua duoc giang mai o giai doan dau
Thổ phục linh – Vị thuốc đông y có thể chữa được giang mai ở giai đoạn đầu

Như vậy, bài viết vừa rồi đã gửi đến các bạn những thông tin hữu ích về bệnh giang mai và cách điều trị phù hợp. Để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cả những người xung quanh. Điều quan trọng nhất là mọi người nên đi khám sức khỏe định kỳ 3 – 6 tháng/lần để phát hiện kịp thời liệu mình có mắc bệnh giang mai hay không. Nếu có hãy chữa trị kịp thời trước khi hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Danh mục: Bệnh giang mai