Cách nhận biết bệnh giang mai ở nữ giới

Bệnh giang mai ở nữ khiến cho chị em phụ nữ ăn không ngon, ngủ không yên, gây nên lo âu, tự ti tác động xấu đến chất lượng cuộc sống. Nếu bạn đang có những thắc mắc liên quan đến bệnh giang mai ở nữ thì hãy đón đọc bài viết hôm nay của chúng tôi để có được những thông tin bổ ích, giúp bạn nâng cao nhận thức xã hội để từ đó chủ động phòng tránh cho bản thân và gia đình.

Cach nhan biet benh giang mai o nu gioi
Cách nhận biết bệnh giang mai ở nữ giới

Cách nhận biết bệnh giang mai ở nữ giới

Giang mai ở nữ là gì ?

Bệnh giang mai là một bệnh lây truyền qua đường tình dục ( STD ) gây ra bởi một sinh vật vi khuẩn siêu nhỏ gọi là xoắn khuẩn có tên khoa học của sinh vật là Treponema Pallidum . Nó có hình dạng giống con sâu, hình xoắn ốc, lắc lư mạnh mẽ khi nhìn dưới kính hiển vi. Về đường lây truyền, chúng chui vào niêm mạc miệng, niêm mạc ẩm hoặc bộ phận sinh dục, lây nhiễm cho người bệnh. 

Xoan khuan gay benh giang mai o nu
Xoắn khuẩn gây bệnh giang mai ở nữ

Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ là gì?

Bệnh giang mai có ba giai đoạn và mỗi giai đoạn mang những dấu hiệu bệnh khác nhau :

  • Thứ nhất, giai đoạn đầu tiên là giai đoạn hình thành vết loét được gọi là Chancre. Sau 10 đến 90 ngày kể từ khi nhiễm bệnh, nó phát triển bất cứ lúc nào từ, với thời gian trung bình là 21 ngày sau khi nhiễm trùng cho đến khi các triệu chứng đầu tiên phát triển. Một khi đã có vết loét, bệnh sẽ dễ lay lan. Khi tiếp xúc với vết loét bên ngoài âm đạo hoặc trên bìu của nam giới, kể cả sử dụng bao cao su bạn cũng chưa thể chắc chắn ngăn chặn sự lây nhiễm thông qua tiếp xúc. Nếu vết loét ở miệng, mọi tiếp xúc đến vùng da này đều sẽ lây nhiễm bệnh. Các vết loét có thể tự khỏi mà không cần điều trị sau 1 thời gian (khoảng 3 – 6 tuần), nhưng nguy cơ bệnh tái phát sau nhiều tháng sau đó là hoàn toàn có thể nếu như không được điều trị dứt điểm. 
Vet loet o mieng cua benh nhan giang mai
Vết loét ở miệng của bệnh nhân giang mai
  • Thứ 2 là giai đoạn toàn thân, (giai đoạn bệnh thứ phát), nó có thể liên quan đến hệ cơ quan khác của cơ thể. Trong giai đoạn này, bệnh nhân thường gặp các triệu chứng phổ biến nhất như phát ban da ở lòng bàn tay hoặc đáy bàn chân nhưng không gây ngứa. Dấu hiệu bệnh giang mai ở nữ này thường khó nhận ra và chú ý đến do tâm lý chủ quan. Ngoài ra người bệnh ở giai đoạn này còn gặp phải tình trạng rụng tóc, xuất hiện các mảng trắng ở mũi, miệng và âm đạo, sốt đau đầu, đau họng. Tổn thương trên bộ phận sinh dục trông giống như mụn cóc sinh dục bị gây ra bởi xoắn khuẩn, rất dễ lây lan. Đặc biệt là, nhiễm trùng ở lòng bàn tay có nguy cơ lây nhiễm cao bởi có thể truyền qua những tiếp xúc đời thường.
Giai doan thu phat va cac bieu hien phat ban
Giai đoạn thứ phát và các biểu hiện phát ban
  • Thứ 3, sau khi đã mắc giang mai thứ phát, cơ thể bệnh nhân sẽ tiếp tục mang nhiễm trùng mà không có triệu chứng gì và đó được gọi là giai đoạn tiềm ẩn hoặc giai đoạn thứ ba của nhiễm trùng. Tuy nhiên, các xoắn khuẩn vẫn không ngừng tấn công, âm thầm phá hủy cơ thể người bệnh.
  •  Thứ 4, giai đoạn cuối nguy hiểm ở chỗ khoảng 15% những người chưa được điều trị bệnh giang mai sẽ phát triển bệnh ở giai đoạn này hay có thể xuất hiện sau khi nhiễm trùng lần đầu tiên mắc phải từ 10 đến 20 năm. Tuy nhiên, bệnh giang mai ở giai đoạn này thông thường không còn khả năng truyền nhiễm. Các tác động của bệnh giang mai giai đoạn 3 đến sức khỏe và tính mạng con người là không hề nhỏ và không thể xem thường :
  • Động mạch chủ phình to bất thường gây nên những vấn đề về tim mạch
  • Xuất hiện các nốt lớn trong các cơ quan khác của cơ thể
  • Nhiễm trùng não, rối loạn tâm thần, viêm màng não, gây đột quỵ
  • Suy giảm thị lực, gây điếc.
  • Thậm chí gây tử vong.

Cách phát hiện giang mai như thế nào ?

Thông qua loại kính hiển vi đặc biệt, xoắn khuẩn gây bệnh giang mai ở nữ có thể được tìm ra, từ đó chẩn đoán được bệnh. Trên thực tế, do các loại kính hiển vi này không phổ biến nên hầu hết các chẩn đoán và điều trị được thực hiện dựa trên đánh giá sự xuất hiện của Chancre. Sinh vật gây bệnh giang mai không tồn tại  được trong môi trường phòng thí nghiệm nên việc phát hiện bệnh giang mai rất phức tạp. Vì vậy, nuôi cấy các khu vực bị nhiễm bệnh cũng có thể sử dụng để chẩn đoán. Ngoài ra, việc xét nghiệm máu đặc biệt cũng có thể được sử dụng để chẩn đoán bệnh giang mai. 

hinh anh benh giang mai o nu
hình ảnh bệnh giang mai ở nữ

Cách chữa bệnh giang mai ở nữ giới

Mỗi giai đoạn bệnh sẽ có các biểu hiện lâm sàng khác nhau và để từ đó bác sĩ đưa ra những chỉ dẫn điều trị khác nhau. Phương pháp đem lại tác dụng lâu dài, đã được kiểm chứng trong việc điều trị giang mai giai đoạn sớm cũng như giai đoạn muộn là tiêm Penicillin. Ngoài ra để điều trị bệnh lý thần kinh cần phải tiêm tĩnh mạch Penicillin. 

Phụ nữ mang thai bị bệnh giang mai hoàn toàn có thể truyền bệnh cho thai nhi thông qua qua nhau thai. Penicillin với khả năng mà các kháng sinh khác không có là đặc biệt hiệu quả trong việc vượt qua nhau thai để điều trị thai nhi bị nhiễm bệnh là phương thức điều trị được sử dụng rộng rãi ở bệnh nhân mang thai mắc bệnh giang mai Nếu không được điều trị sớm và dứt điểm,  bệnh giang mai có thể gây mù lòa hoặc thậm chí tử vong ở trẻ sơ sinh.

Xem thêm: Bệnh giang mai chữa được không

Bài viết trên đây đã chia sẻ đến các bạn một số thông tin về biểu hiện bệnh giang mai ở nữ cũng như cách phát hiện bệnh giang mai để kịp thời thăm khám và được nhận sự can thiệp y tế kịp thời để tránh những ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bạn. Nếu bạn gặp phải những triệu chứng như trên, hãy đến  những cơ sở y tế uy tín để chắc chắn về tình hình sức khỏe của bản thân, cũng như đưa ra phương hướng điều trị đúng đắn, chính xác nhất.

Danh mục: Bệnh giang mai