Giang mai có chữa được không, phòng bệnh giang mai như thế nào?

Giang mai là một loại bệnh nguy hiểm, có sức lây lay nhanh chóng nếu không được phòng tránh đúng cách. Hiện nay, dù là người bệnh hay người không mắc phải đều muốn tìm hiểu rõ bệnh giang mai có chữa được không. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn trả lời chính xác câu hỏi đó.

Những điều cần biết về giang mai

Nguyên nhân gây ra bệnh giang mai là xoắn khuẩn Treponema pallidum. Sự xâm nhập và phát triển của Treponema khiến cho da, cơ quan sinh dục, miệng, hậu môn và hệ thần kinh bị nhiễm khuẩn nhanh chóng. Được biết đến là một bệnh xã hội nguy hiểm, giang mai có thể gây ra những biến chứng vô cùng nguy hiểm như tổn thương hệ thần kinh, xương khớp, ảnh hưởng não bộ và các cơ quan khác.

Bệnh giang mai lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, qua đường máu hay từ mẹ sang con. Do đó, bất kỳ ai cũng cần chủ động phòng tránh bằng những biện pháp phù hợp.

Benh giang mai co chua duoc khong
Bệnh giang mai có chữa được không

Bệnh giang mai có chữa trị được không?

Giang mai là một bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, tin mừng đối với những người quan tâm đó là bệnh có thể được chữa khỏi hoàn toàn mà không tái phát nếu được phát hiện sớm và xử lý kịp thời ngay từ những giai đoạn đầu. Vậy làm sao để biết mình đã nhiễm bệnh và biện pháp xử lý như thế nào?

Giang mai giai đoạn 1 có chữa được không:

Sau thời gian ủ bệnh từ 3 – 90 ngày, người bệnh bắt đầu xuất hiện những triệu chứng đầu tiên. Đó là sự hiện diện của săng giang mai và các hạch nổi lên.

Săng giang mai là những vết loét nông hình tròn, cứng, không đau, kích thước 0.3 đến 3cm với bờ trơn nhẵn màu hồng nhạt hoặc đỏ. Những vết loét này mọc đều đặn, có giới hạn rõ ràng, khi ấn tay vào không thấy cảm giác đau ngứa.

Các săng giang mai xuất hiện chủ yếu ở bộ phận sinh dục như: Âm hộ, âm đạo, dương vật, bìu, bẹn, môi lớn, môi bé, cổ tử cung,…Ngoài ra, săng giang mai cũng có thể hiện lên ở quanh hậu môn, khoang miệng và lưỡi người bệnh.

Sau khoảng 3 – 6 tuần, các biểu hiện này sẽ biến mất dù bạn không được điều trị. Tuy nhiên, nếu chủ quan mà không nhận ra nguy cơ mắc giang mai cũng như có biện pháp xử lý, bệnh sẽ chuyển sang giai đoạn 2.

Giang mai giai đoạn 2 có chữa được không:

Ở giai đoạn này, các nốt ban đỏ đối xứng sẽ xuất hiện tại các vị trí khác nhau trên cơ thể như cơ quan sinh dục, tay, chân mà không có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Sau khoảng 1-2 tuần, những nốt này sẽ nhạt màu và mất đi. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị sốt, đau họng, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, đau đầu,…

Theo các chuyên gia, đây là giai đoạn đỉnh điểm của bệnh với nguy cơ lây truyền cao. Người bệnh cần được trị liệu đúng cách để tránh các biến chứng nặng nề về sau. Các biến chứng có thể xảy ra gồm viêm giác mạc, viêm màng kết, viêm dây thần kinh thị giác, viêm võng mạc, viêm khớp. Ngoài ra, tình trạng viêm màng não, u não cũng có thể xuất hiện và đe dọa trực tiếp tới tính mạng.

Giai đoạn tiềm ẩn:

Nếu như bệnh giang mai giai đoạn 2 tiếp tục phát triển sẽ chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn. Người mắc phải thường rất khó để nhận biết các triệu chứng bệnh.

Gọi là giai đoạn tiềm ẩn vì trong thời kì này bệnh nhân không có triệu chứng nào đặc trưng, các diễn biến tương đối âm thầm. Giang mai tiềm ẩn chỉ được xác định khi người bệnh làm các Xét nghiệm giang mai huyết thanh do vi khuẩn đã nhiễm vào máu.

Giai đoạn này chia làm hai loại: thời gian tiềm ẩn dưới 1 năm (sớm) và thời gian tiềm ẩn kéo dài hơn 1 năm (muộn) sau giai đoạn 2. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh sẽ tiếp tục phát triển đến giai đoạn cuối, cực kì nguy hiểm.

Giang mai giai đoạn 3 có chữa được không:

Các tổn thương trên toàn cơ thể với việc xuất hiện những nốt mụn mủ, sưng viêm và hoại tử là dấu hiệu rõ ràng nhất của giang mai giai đoạn 3. Hàng loạt các cơ quan khác như thần kinh, gan, thận, tĩnh mạch sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Ở giai đoạn này, tuy bệnh không còn khả năng lây lan nhưng lại đe dọa trực tiếp tới tính mạng người mắc phải.

Giang mai tim mạch, giang mai thần kinh, củ giang mai là những hướng phát triển của bệnh. Đặc biệt, khả năng biến chứng đối với người bệnh là rất cao, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tinh thần và đời sống.

Nếu nhận thấy bản thân có những triệu chứng đặc thù kể trên, bạn hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được kiểm tra và chẩn đoán. Hãy cẩn trọng trước căn bệnh quái ác này. Trên đây cũng là đáp án cho thắc mặc bệnh giang mai bẩm sinh có chữa được không.

Benh giang mai chua duoc khong
Bệnh giang mai chữa được không

Xem thêm: dấu hiệu bệnh giang mai ở nam giới

Phòng bệnh giang mai như thế nào?

Cuối cùng, lời khuyên của chúng tôi là mọi người cần chủ động phòng bệnh hơn chữa bệnh. Những biện pháp sau sẽ giúp bạn tránh xa giang mai một cách hữu hiệu.

  • Hình thành lối sống lành mạnh, đặc biệt là mối quan hệ 1 vợ – 1 chồng.
  • Sử dụng bao cao su trong chuyện giường chiếu là biện pháp phòng tránh hiệu quả giang mai cũng như nhiều bệnh nguy hiểm khác.
  • Trường hợp người mẹ bị bệnh khi mang thai, cần có biện pháp chữa trị kịp thời và phù hợp để tránh lây truyền sang con.
  • Nên đi khám sức khỏe định kỳ từ 3 tới 6 tháng 1 lần để đảm bảo bạn luôn khỏe mạnh.

Hiện nay, Điều trị giang mai ở bệnh viện Da liễu Hà Đô (số 35B-35C, đường 3/2, phường 11, quận 10, TP.HCM) được biết đến là cơ sở khám chữa giang mai uy tín. Với chất lượng dịch vụ cao, đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, cũng như chi phí điều trị giang mai phù hợp được rất nhiều khách hàng đã hài lòng khi đến với Hà Đô.

Thông qua bài viết của chúng tôi, chắc hẳn bạn đã có đáp án cho câu hỏi bệnh giang mai có chữa được không. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào về giang mai hay các vấn đề sức khỏe nói chung, hãy liên hệ tới đường dây nóng (028) 3832 9966 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời. Xin chúc các bạn sức khỏe và thành công!

Danh mục: Bệnh giang mai