Bệnh giang mai có tên khoa học là Syphilis, bệnh này dễ lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn. Nguyên nhân gây ra là do sự xâm nhập của xoắn khuẩn
Treponema pallidum. Loại xoắn khuẩn này rất nhanh sẽ xâm nhập vào các vết xước trên da, có khả năng lây truyền từ mẹ sang con, đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Hậu quả nghiêm trọng hơn của bệnh giang mai là gây ra các nhiều chứng bệnh nguy hiểm: mù lòa vĩnh viễn, bại liệt, tỷ lệ tử vong cao,…
Theo thống kê thì tỷ lệ bị mắc căn bệnh giang mai ở nữ giới luôn cao hơn nam giới. Bởi vì cấu trúc của bộ phận sinh dục nữ có dạng mở nên vi khuẩn dễ xâm nhập vào hơn. Nếu như không phát hiện và điều trị kịp thời thì sẽ có ảnh hưởng xấu đến toàn bộ cơ quan trong cơ thể, nguy hiểm đến tính mạng.
Những tác nhân chính gây ra bệnh giang mai
Xoắn khuẩn Treponema pallidum
Hình dạng xoắn khuẩn Treponema pallidum gây bệnh giang mai
Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh giang mai ở miệng, bộ phận sinh dục… phải kể đến đầu tiền là xoắn khuẩn Treponema pallidum. Hình dáng vi khuẩn này khi soi trên kính hiển vi có màu đen, hình lò xo, có khoảng 6 – 14 vòng xoắn. Chiều dài 5 – 15 micromet và đường kính từ 0,1 đến 0,3 micromet.
Điều kiện phát triển tốt nhất của loại vi khuẩn này là trong cơ thể con người. Một khi ra ngoài cơ thể, vi khuẩn này sẽ chết ngay vì nó không chịu được môi trường nhiệt độ cao. Đặc biệt yếu tố gây nên sự lây nhiễm nhanh chóng của bệnh giang mai chính là khả năng sản sinh đáng ngờ của loại vi khuẩn Treponema pallidum này. Sản sinh đến 30 – 33h mỗi lần.
Quan hệ tình dục không an toàn
Có đến 95% trường hợp người mắc bệnh giang mai là do việc quan hệ tình dục không an toàn. Vi khuẩn sẽ có điều kiện tiếp xúc với cơ thể con người thông qua quá trình quan hệ bằng miệng, âm đạo, hậu môn,…
Lây nhiễm do truyền máu
Treponema pallidum có thể tồn tại trong đường máu nên bệnh giang mai hoàn toàn có thể lây nhiễm qua đường máu. Trước khi hiến máu cho ai thì người cho máu sẽ được Xét nghiệm giang mai kỹ càng để chắc chắn rằng bản thân không mắc bệnh giang mai.
Lây nhiễm qua các vết thương ngoài da
Chúng ta thường không để ý đến các vết thương xước nhẹ ngoài da. Nhưng bạn có biết đây chính là cánh cửa nhanh nhất để vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bạn. Chỉ cần các vết xước này của bạn tiếp xúc với máu hoặc dịch nhầy của bệnh nhân mắc giang mai thì bạn sẽ mắc bệnh ngay.
Lây nhiễm từ mẹ sang con
Đây là con đường lây nhiễm nguy hiểm nhất, một khi người mẹ đã mắc bệnh giang mai thì sẽ lây truyền cho thai nhi từ tháng thứ 4 trở đi của thai kỳ. Đứa trẻ khi ra đời theo đường sinh thường sẽ tiếp xúc với Treponema pallidum ở nhau thai và âm đạo nên sẽ bị nhiễm giang mai.
Những triệu chứng phát bệnh giang mai trong từng giai đoạn
Giai đoạn 1
Thời gian ủ bệnh giang mai trong giai đoạn 1 ước tính khoảng 21 ngày tính từ khi tiếp xúc với xoắn khuẩn Treponema pallidum. Trên cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các vết săng giang mai. Vậy săng giang mai là gì?
Săng giang mai chính là những vết lở loét cứng, hình tròn, kích thước mỗi vết khoảng 0,3 đến 3cm. Các vết loét này không ngứa, không đau, tiết ra chất dịch chứa xoắn khuẩn Treponema pallidum. Những vết săng giang mai sẽ xuất hiện ở vị trí tiếp xúc đầu tiên với vi khuẩn giang mai. Thông thường là tại các nơi của bộ phận sinh dục nam giới, nữ giới: âm đạo, cổ tử cung, dương vật, quy đầu, trực tràng,…
Hình dạng săng giang mai ở giai đoạn 1
Sau khi săng giang mai xuất hiện từ 3 – 5 ngày thì người mắc bệnh sẽ có thêm các hạch ở các vùng lân cận. Đặc biệt là các hạch này lại có xu hướng sưng dần theo thời gian dài rồi mới biến mất trong khi các vết loét chỉ tồn tại trong vòng 3 – 6 tuần rồi biến mất không để lại dấu vết.
Nếu người bệnh cứ để kéo dài tình trạng bệnh trong giai đoạn 1 này và không dùng thuốc áp chế, thì xoắn khuẩn sẽ thâm nhập vào máu ở ngày thứ 10.
Giai đoạn 2
Sau giai đoạn 1 kéo dài trong 45 ngày thì bệnh giang mai sẽ tiến tới giai đoạn 2. Lúc này thì xoắn khuẩn đã hiện diện ở mặt ở khắp các cơ quan trong cơ thể: máu, da, niêm mạc,… gây ra nhiều triệu chứng khác nhau.
Dưới da của bệnh nhân xuất hiện phát ban màu hồng nhạt, không ngứa, dùng tay ấn vào thì biến mất. Chúng ta có thể thấy nhiều ở vùng ngực, bụng, mạng sườn, hai tay. Khi phát ban phát triển to lên thì chứa mủ, sần sùi như hình quả súp lơ.
Xuất hiện sẩn giang mai (giang mai kín) màu đỏ hồng dạng trứng cá, vảy nến,… tập trung thành mảng hoặc sẩn mảng. Sẩn có trên toàn cơ thể, chủ yếu là khu vực hai tay, chân và lưng. Khi cọ xát nhiều vào sẩn giang mai thì nó sẽ bị chảy nước. Triệu chứng này hay gặp nhất ở những người nghiện rượu.
Hình dạng sẩn giang mai ở giai đoạn 2
Ngoài ra người bệnh còn mắc phải những triệu chứng khác như: cơ thể suy nhược, mệt mỏi, mắc cúm, đau họng, rụng tóc, nhức đầu,… Những trường hợp hiếm hơn là bệnh giang mai đi kèm với các bệnh viêm dây thần kinh thị giác, viêm gan, viêm giác mạc, viêm màng xương,…
Các triệu chứng của bệnh giang mai giai đoạn 2 sẽ mất đi sau 2 – 6 tuần nếu không dùng phương pháp điều trị nào. Nhưng sẽ tái diễn sau vài tháng, có thể lên tới 2 năm.
Giai đoạn tiềm ẩn
Người bệnh khi chuyển sang giai đoạn này sẽ rất khó để phát hiện bệnh giang mai. Vì giai đoạn này bệnh không có bất kỳ biểu hiện gì, giai đoạn này cũng khó lây lan hơn giai đoạn 1 và 2.
Giai đoạn 3
Đây là giai đoạn cuối của bệnh giang mai. Thời gian kéo dài từ 10 đến 30 năm sau khi nhiễm bệnh. Giai đoạn này xoắn khuẩn Treponema pallidum đã thâm nhập vào tất cả các hệ cơ quan có trong cơ thể con người. Từ não đến tim, mạch máu, xương, khớp, gan,…
Biến chứng của giai đoạn này khá nghiêm trọng: dáng đi bất thường, tê tứ chi, mất trí nhớ, đau đầu, co giật, phình động mạch chủ, bại liệt toàn thân,…. Thậm chí khả năng tử vong là hoàn toàn có thể xảy ra. Hiện nay nhờ sự phát triển của y học hiện đại nên số người mắc bệnh giang mai chuyển sang giai đoạn cuối đã giảm bớt.
Tóm lại toàn bộ bài viết ở trên là Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân giang mai, đã cung cấp khá đầy đủ và chi tiết những dấu hiệu và nguyên nhân của căn bệnh giang mai nguy hiểm. Hy vọng mọi người có thể quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân và của cả cộng đồng. Một khi phát hiện ra dấu hiệu của bệnh phải đi khám ngay và hợp tác với những cách chữa bệnh giang mai và chỉ dẫn điều trị của bác sĩ.