Kiến thức về lậu và các mức độ nguy hiểm của bệnh lậu cần nhận biết

Lậu là căn bệnh nhiễm trùng lây lây truyền qua đường tình dục không an toàn. Bệnh đang ngày một phổ biến, nhất là nam nữ trong độ tuổi sinh sản. Nhiễm trùng lậu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra nhiều tác động và biến chứng nguy hại đến sức khỏe, khả năng sinh sản, thậm chí là tính mạng của người bệnh.

Do đó, việc nắm vững kiến thức về lậu và các mức độ nguy hiểm của bệnh lậu sẽ giúp đối tượng nhiễm dễ nhận biết và chủ động thăm khám sớm khi có những dấu hiệu bất thường.

Thông tin về bệnh lậu 

Sau thời gian ủ bệnh, lậu cầu khuẩn (Neisseria gonorrhoeae) gây ra những tổn thương tại bộ phận sinh dục, vùng hậu môn hoặc vùng miệng, họng của đối tượng nhiễm.

Bệnh lậu có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi, phổ biến ở nam nữ trong độ tuổi trưởng thành và có sinh hoạt tình dục thường xuyên. Bệnh lậu có ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng đời sống, sinh hoạt tình dục và chức năng sinh sản của đối tượng nhiễm.

các mức độ nguy hiểm của bệnh lậu cần nhận biết

Các mức độ nguy hiểm của bệnh lậu sẽ tăng dần theo thời gian và nhiều hệ lụy không mong muốn khác nếu đối tượng nhiễm không chủ động thăm khám để phát hiện và điều trị sớm về lậu.

Kết quả thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, toàn cầu có khoảng trên 357 triệu ca nhiễm mới các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục mỗi năm.

Trong đó, các đối tượng bị nhiễm khuẩn Chlamydia là 131 triệu người; bị nhiễm trùng lậu là 78 triệu người; bị nhiễm bệnh giang mai là 5,6 triệu người và bị nhiễm bệnh Trichomonas là 143 triệu người. Đặc biệt là bệnh HSV (herpes) sinh dục, với hơn 500 triệu người đang phải sống chung với loại virus này.

Nhận biết các mức độ nguy hiểm của bệnh lậu

Theo các bác sĩ chuyên khoa, lậu lây truyền chủ yếu qua quan hệ tình dục không an toàn, với các hình thức như:

  • Cơ quan sinh dục, hậu môn hoặc bằng miệng.
  • Nếu nữ giới trong thai kỳ bị nhiễm khuẩn lậu có thể sẽ lây truyền sang cho con trẻ. Trẻ sơ sinh bị bệnh lậu sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình phát triển trí tuệ và thể chất.
  • Ngoài ra, ở một số trường hợp, bệnh lậu có thể lây truyền qua đường máu (hiến máu, truyền máu); lây truyền qua sử dụng chung đồ dùng cá nhân hoặc tiếp xúc với vết thương hở của người bệnh.

Khi đối tượng mới bị nhiễm khuẩn lậu, sẽ không có những triệu chứng được thể hiện nên việc nhận biết về bệnh lậu lúc này là không thể. Sau khoảng 2 tuần, bệnh bắt đầu khởi phát và gây ra tổn thương nên người bệnh sẽ dễ dàng nhận biết những bất thường. Với từng đối tượng nhiễm, tình trạng sức khỏe, các mức độ nguy hiểm của bệnh lậu sẽ là riêng biệt, cụ thể như sau:

1. Ở nữ giới bị nhiễm trùng lậu

Nữ giới bị nhiễm trùng lậu có các triệu chứng lâm sàng ban đầu khá mờ nhạt nên nữ giới dễ bỏ qua hoặc nhầm lẫn với những bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa thông thường.

Chỉ đến khi bệnh lậu đã chuyển biến sang giai đoạn nặng nề mới xuất hiện các triệu chứng như: Đau buốt khi đi tiểu, nước tiểu đục; xuất hiện mủ chảy ra từ niệu đạo, cổ tử cung có màu xanh hoặc vàng; vùng kín có mùi hôi tanh khó chịu bất thường.

Bệnh lậu ở nữ giới nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể gây những biến chứng nguy hiểm, dẫn đến các bệnh lý ở buồng trứng, tử cung, thai ngoài tử cung, hiếm muộn – vô sinh nữ.

Đặc biệt, nữ giới đang mang thai nếu bị nhiễm bệnh lậu, có nguy cơ rất cao xảy ra tình trạng sảy thai, sinh thiếu tháng; trẻ sơ sinh bị dị tật bẩm sinh, thiếu cân.

2. Ở nam giới bị nhiễm trùng lậu

Sẽ có biểu hiện rõ ràng và đặc trưng nhất là dương vật bị chảy dịch mủ màu trắng đục hoặc vàng nhạt ở lỗ sáo, khi vừa mới thức dậy vào buổi sáng. Hiện tượng chảy mủ nhiều hay ít sẽ tùy thuộc vào mức độ nhiễm trùng lậu.

Bệnh lậu ở nam giới có thể ảnh hưởng tiêu cực đến vùng trực tràng, gây ngứa ngáy khó chịu và chảy máu tại vùng hậu môn. Một số trường hợp nhiễm khác, nam giới có thể bị tiêu chảy và đau khi đi vệ sinh.

Khi nhiễm trùng lậu lan sang các khu vực xung quanh như: Vùng bìu và tinh hoàn, dẫn đến bệnh lý viêm mào tinh hoàn đi kèm với các triệu chứng đau háng, sưng tấy tinh hoàn, nguy cơ hiếm muộn – vô sinh nam.

Biến chứng của nhiễm trùng lậu

Biến chứng hiếm gặp khác của tình trạng nhiễm trùng lậu, có thể làm tăng nguy cơ lan rộng hoặc bị nhiễm HIV.

Lậu cầu khuẩn xâm lấn vào máu và gây nhiễm trùng máu hoặc các bộ phận khác của cơ thể như: Viêm khớp, suy thận cấp, ảnh hưởng thị lực.

Phương pháp chữa trị đối với các mức độ nguy hiểm của bệnh lậu

Với nền y học hiện nay, nhiễm trùng lậu nếu được phát hiện sớm, bệnh nhân có thể dùng thuốc kháng sinh đặc trị chống lại virus lậu.

Cần điều trị đúng thuốc, đủ liều thì triệu chứng tiểu rắt, tiểu buốt, tiểu nhiều lần sẽ giảm nhanh sau 1 – 2 ngày; riêng tiểu ra mủ sẽ hết chậm hơn sau 2 – 3 ngày.

 các mức độ nguy hiểm của bệnh lậu cần nhận biết

Các triệu chứng chung của bệnh lậu sẽ biến mất hoàn toàn sau 5 – 7 ngày điều trị.

Khi tình trạng nhiễm trùng lậu tiến triển nặng nề, cần điều trị bằng các phương pháp ngoại khoa nhằm phá hủy được nguyên thể của lậu cầu khuẩn, ngăn ngừa tình trạng bệnh lậu tái phát.

Mong rằng với những thông tin về lậu và các mức độ nguy hiểm của bệnh lậu nêu trên, quý bạn đọc đã có thêm kiến thức trong chế độ chăm sóc, theo dõi và bảo vệ sức khỏe – sức khỏe sinh sản của bản thân. Nếu còn những thắc mắc khác về vấn đề này, hãy liên hệ sớm cùng các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

Danh mục: Bệnh lậu