Lậu mãn tính và dấu hiệu nhận biết bệnh lậu từ giai đoạn cấp tính sang mãn tính

Phần lớn tình trạng lậu ở người bệnh khi được phát hiện đều đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, gây khó khăn trong điều trị và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Đây được xem là một vấn đề đang lo ngại vì có khả năng lậu sẽ tái phát nhiều lần và người bệnh sẽ mất dần cơ hội điều dứt điểm khi tình trạng nhiễm trùng lậu đã quá nặng nề.

Do đó, nắm rõ các kiến thức để giúp người bệnh chủ động hơn trong công tác theo dõi và phát hiện lậu ngay ở giai đoạn đầu khi mới khởi phát là rất quan trọng. Nội dung bài viết sau đây sẽ tổng hợp những thông tin cần thiết về giai đoạn lậu mãn tính và dấu hiệu nhận biết bệnh lậu từ giai đoạn cấp tính sang mãn tính.

Tìm hiểu về lậu và giai đoạn lậu mãn tính

Bệnh lậu là một dạng bệnh lý nhiễm trùng do lậu cầu khuẩn (Neisseria gonorrhoeae) gây ra trên cơ thể người. Đây là căn bệnh lây truyền chủ yếu qua đường tình dục không an toàn, gặp nhiều ở nam nữ trong độ tuổi sinh sản và có sinh hoạt tình dục thường xuyên. Ở một vài trường hợp, người ta cũng tìm thấy lậu cầu khuẩn ở những trẻ sơ sinh vì bị lây truyền từ người mẹ mắc bệnh lậu.

dấu hiệu nhận biết bệnh lậu từ giai đoạn cấp tính sang mãn tính

Lậu khởi phát và gây ra tình trạng nhiễm trùng, diễn biến thành bệnh lậu cấp tính và bệnh lậu mãn tính. Trong đó, bệnh lậu cấp tính là giai đoạn đầu của tình trạng nhiễm trùng lậu và có những triệu chứng điển hình, như: Đối tượng nhiễm sẽ có cảm giác đau buốt khi đi tiểu, nước tiểu đục, có lẫn mủ máu và kèm mùi hôi tanh khó chịu,…nếu được phát hiện, chẩn đoán sớm thì việc điều trị lậu ở giai đoạn này khá dễ dàng và người bệnh cũng nhanh hồi phục.

Tuy nhiên, khi bệnh lậu cấp tính để lâu sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn bệnh lậu mãn tính. Và rất khó phát hiện khi các triệu chứng của lậu ở giai đoạn này lại khá mờ nhạt hoặc không có triệu chứng. Chính vì vậy, đã dẫn đến tình trạng nhiễm trùng lậu tái phát nhiều lần, việc điều trị gặp nhiều khó khăn, tốn kém cả về thời gian và tài chính. Đồng thời, các cơ quan sinh dục của người bệnh cũng phải gánh chịu nhiều tổn thương nặng nề, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản, nguy cơ hiếm muộn – vô sinh.

Vậy bệnh lậu mãn tính có lây truyền được không?

Nguồn bệnh gây lây truyền và phát tán lậu cầu khuẩn ra cộng đồng chính là những đối tượng nhiễm. Khi phát sinh quan hệ tình dục, sử dụng chung vật dụng cá nhân với những người xung quanh thì nguy cơ lây truyền lậu là rất cao. Và thực tế thì lậu dù ở giai đoạn cấp tính hay mãn tính đều có khả năng lây truyền rất cao. Ước tính, có tới trên 90% các trường hợp bị lậu với nguyên nhân chính là lây truyền qua đường tình dục. Việc thực hiện quan hệ tình dục với đối tượng nhiễm sẽ tạo điều kiện cho lậu cầu khuẩn xâm nhập và phát triển nhanh chóng trên cơ thể đối tượng khỏe mạnh và gây bệnh ngay sau đó.

Ngoài ra, lậu mãn tính cũng có thể lây truyền từ mẹ sang con do trong quá trình thai kỳ người nữ bị nhiễm lậu nhưng không được chẩn đoán sớm và điều trị dứt điểm. Khi người nữ chọn phương pháp sinh thường, trẻ sơ sinh sẽ bị lây dính dịch máu có tồn tại lậu cầu khuẩn tại đường sinh dục của người mẹ và bị nhiễm trùng lậu tại vùng mắt. Lậu ở trẻ sơ sinh sẽ dẫn đến tình trạng viêm kết mạc mắt, nếu không được điều trị kịp thời, thị lực của trẻ sẽ bị suy giảm thậm chí là mù lòa.

Những triệu chứng của lậu ở giai đoạn mãn tính

Thông thường, nếu không được phát hiện, chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời, sau một tháng lậu ở giai đoạn cấp tính sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính. Lúc này, việc điều trị sẽ dẫn trở nên khó khăn và khả năng lậu tái phát là rất cao.

Vậy đâu là những dấu hiệu nhận biết bệnh lậu từ giai đoạn cấp tính sang mãn tính? Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc này phải dựa vào yếu tố giới tính của đối tượng nhiễm, vì triệu chứng của lậu được thể hiện khá riêng biệt ở nam giới và nữ giới.

1. Giai đoạn lậu mãn tính ở nữ giới

Các triệu chứng lậu ở nữ giới thường không quá rõ ràng hoặc không có triệu chứng, ở một số trường hợp, chỉ xuất hiện khí hư bất thường, có màu vàng nhạt hoặc xanh, đôi khi bị mất cảm giác ở bộ phận sinh dục.

Do đó, nữ giới cần chủ động thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ để giúp phát hiện và điều trị sớm về bệnh lậu. Với giai đoạn bệnh lậu mãn tính, chị em cần lưu ý một số dấu hiệu nhận biết bệnh lậu từ giai đoạn cấp tính sang mãn tính như:

  • Cảm giác đau buốt khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu; xuất huyết âm đạo ngay cả khi ngoài chu kỳ kinh;
  • Vùng kín luôn ẩm ướt, tiết dịch âm đạo bất thường, có màu sắc khác lạ, kèm mùi hôi tanh khó chịu;
  • Biểu hiện toàn thân như: Đau bụng dưới và hai bên lưng; cơ thể mệt mỏi, mất sức, đôi khi có sốt nhẹ hoặc ớn lạnh.

Không được chẩn đoán và có các biện pháp can thiệp y tế phù hợp – đúng cách, lậu mãn tính ở nữ giới sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hại như: Bệnh lý viêm tắc buồng trứng, bệnh lý tử cung,…ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, mang thai ngoài tử cung, sinh non – thiếu cân, sảy thai, thậm chí là hiếm muộn – vô sinh nữ.

2. Giai đoạn lậu mãn tính ở nam giới

Đa số nam giới khi bị lậu đều có triệu chứng đặc trưng, dễ nhận biết. Chính vì vậy, không khó để nhận biết những dấu hiệu của bệnh lậu mãn tính ở nam giới như:

  • Cảm giác đau buốt khi đi tiểu; vùng bẹn xuất hiện một hoặc những nốt hạch bất thường; nước tiểu hoặc tinh dịch có lẫn máu mủ; vùng kín có mùi hôi tanh khó chịu;
  • Dương vật bị đau nhức khi cương cứng hoặc xuất tinh; lỗ niệu đạo sưng tấy, chảy mủ dịch vào buổi sáng, khi mới ngủ dậy.
  • Cơ thể mệt mỏi, đau nhức âm ỉ vùng lưng dưới; bộ phận sinh dục mất cảm giác, đôi khi bị sốt hoặc ớn lạnh.

Lậu mãn tính ở nam giới sẽ có nguy cơ dẫn đến những bệnh lý về tinh hoàn và hệ bài tiết, ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng sinh sản, gây hiếm muộn – vô sinh nam, nặng nề hơn có thể là nhiễm trùng máu, suy thận cấp,…đe dọa đến tính mạng người bệnh. Do đó, nam giới cần tích cực trong công tác thăm khám và điều trị bệnh ngay khi có những triệu chứng ban đầu, để kiểm soát và loại bỏ lậu cầu khuẩn hiệu quả.

Như đã trình bày ở trên, bệnh lậu mãn tính thường khó điều trị và tỷ lệ tái phát rất cao. Vì thế, người bệnh cần phải thật kiên trì và áp dụng nghiêm ngặt những chỉ định của các bác sĩ điều trị đưa ra. Đồng thời, người bệnh cần có một chế độ sinh hoạt, theo dõi, chăm sóc và thăm khám chi tiết và khoa học. Do đó, quý bệnh nhân hãy lựa chọn những bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín để quá trình chữa trị và hồi phục được diễn ra thuận lợi, an toàn và hiệu quả.

Từ những dấu hiệu nhận biết bệnh lậu từ giai đoạn cấp tính sang mãn tính và nội dung của bài viết. Chúng ta đã thấy rằng, lậu là một căn bệnh xã hội rất nguy hiểm và có khả năng lây lan nhanh chóng. Do đó, mỗi người hãy xây dựng cho chính mình và người thân một lối sống lành; sinh hoạt tình dục an toàn, chung thủy; trong sinh hoạt không nên sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người khác; chị em bị lậu khi mang thai nên lựa chọn phương pháp sinh mở để hạn chế khả năng lây dính lậu sang cho con trẻ.

Danh mục: Bệnh lậu