Trang chủBệnh sùi mào gà
Nhiều trường hợp nữ giới bị sùi mào gà trong thai kỳ, vì vậy, thường có nhiều lo sợ về khả năng virus HPV sẽ lây truyền qua cho thai nhi. Thực tế, sùi mào gà ở phụ nữ khi mang thai không gây ra quá nhiều nguy hiểm cho quá trình phát triển của trẻ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là các chị em phải được chăm sóc và theo dõi bởi đội ngũ các bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm để hạn chế các rủi ro có thể xảy ra.
Vậy chị em mang thai khi bị sùi mào gà thì phải làm sao? Để biết thêm thông tin về vấn đề này, hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau – đừng để con trẻ phải gánh chịu và là nạn nhân của những sai lầm của bản thân bạn.
Để trả lời cho câu hỏi mang thai khi bị sùi mào gà thì phải làm sao? Chúng ta cần nắm vững các thông tin và đặc tính của bệnh sùi mào gà mà chị em gặp phải trong thai ký là như thế nào.
Nhiều nghiên cứu y khoa cho thấy, hiện tại chưa tìm thấy mối liên hệ nào giữa bệnh sùi mào gà trong thai kỳ và tỷ lệ sinh non, sảy thai ở chị em. Khả năng lây truyền virus HPV từ mẹ sang con cũng rất thấp và hiếm khi xảy ra. Điều này thực sự là thông tin rất quan trọng và đáng mừng nếu trong quá trình thai kỳ chị em không may bị sùi mào gà.
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ theo dõi sự thay đổi của mô tử cung trong suốt thai kỳ của chị em nếu có nghi ngờ về khả năng ung thư tử cung có thể xảy ra khi chị em bị nhiễm HPV trong khi mang thai.
Việc điều trị sùi mào gà khi mang thai ở chị em, sẽ được xem xét và cân nhắc ở nhiều yếu tố khác nhau như: Khả năng có thể gây sinh sớm, mức độ tổn thương các u nhú gây ra, tình trạng sức khỏe của thai phụ,…Từ đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phác đồ và biện pháp can thiệp y tế phù hợp, nhằm mang lại điều kiện sức khỏe tốt nhất cho mẹ và bé.
Do đó, nếu trong quá trình thai kỳ, chị em bị sùi mào gà, hãy đến ngay bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín gần nhất để được thăm khám và chăm sóc kịp thời – đúng cách.
Chị em mang thai khi bị sùi mào gà sẽ dẫn đến tình trạng các vết sùi mào gà phát triển nhanh chóng hơn so với bình thường vì sự thay đổi về nội tiết tố và hệ miễn dịch nữ giới trong thai kỳ.
Mang thai khi bị sùi mào gà không gây nhiều nguy hại cho mẹ bầu và con trẻ. Tuy nhiên, ở một vài trường hợp, virus HPV có thể lây truyền sang cho thai nhi. Đặc biệt, với các mẹ khi mang thai tới tháng thứ 8 mà bị nhiễm sùi mào gà, thì lúc này, các tổn thương do bệnh gây ra sẽ nghiêm trọng hơn, dẫn đến tình trạng bội nhiễm, suy giảm miễn dịch và sức khỏe ở thai phụ.
Công tác điều trị bệnh sùi mào gà khi mang thai có thể là khác nhau tùy theo từng giai đoạn thai kỳ, mức độ tổn thương và sức khỏe của thai phụ.
Nhìn chung, bị sùi mào gà khi mang thai thường không gây ra bất kỳ biến chứng nào ảnh hưởng đến mẹ bầu và thai nhi. Do đó, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp theo dõi và không điều trị bệnh trong suốt thai kỳ để hạn chế những tác động không mong muốn từ các phương pháp khám chữa có thể xảy ra.
Ở một vài trường hợp, các bác sĩ có thể chỉ định thai phụ sử dụng một số loại thuốc với liều lượng nhất định để kiểm soát và hạn chế các tổn thương tại vùng kín. Tuy nhiên, cần thận trọng khi sử dụng thuốc, và tuyệt đối tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ điều trị. Ngưng thuốc và báo ngay cho bác sĩ khi có những bất thường khác xảy ra, để được can thiệp y tế kịp thời.
Khi các nốt sùi phát triển quá lớn và phủ kín bề mặt vùng kín, các bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp như: Áp lạnh, đốt laser, phẫu thuật cắt bỏ,…để loại bỏ tạm thời các tổn thương.
Hiện nay, phương pháp đốt Laser đã và đang được các bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín áp dụng trong điều trị bệnh sùi mào gà, vì phương pháp này có thể loại bỏ triệt để các nốt sùi mào gà trên da và ngăn chặn sự lây lan sang các bộ phận khác trên cơ thể đối tượng nhiễm.
Mang thai khi bị sùi mào gà thì phải làm sao? Các bác sĩ chuyên khoa cũng cho biết, việc đốt sùi mào gà chỉ là biện pháp loại bỏ các tổn thương tạm thời, vì virus HPV vẫn tồn tại trong cơ thể đối tượng nhiễm (thời gian ủ bệnh tới 9 tháng) và có thể tái phát khi sức khỏe yếu và hệ miễn dịch suy giảm. Do đó, vẫn phải tiếp tục theo dõi và điều trị cho đến khi loại bỏ hoàn toàn virus HPV. Đồng thời duy trì lối sống lành mạnh; sinh hoạt tình dục an toàn, chung thủy; chế độ ăn uống đủ dưỡng chất, khoa học là cách phòng tránh bệnh sùi mào gà hiệu quả nhất.
Mong rằng với những thông tin chia sẻ trên, chị em đã biết được mang thai khi bị sùi mào gà thì phải làm sao để đảm bảo điều kiện sức khỏe tốt nhất cho mẹ bầu và thai nhi. Mọi nguy hại đều có thể xảy ra, hãy loại bỏ hoàn toàn những vấn đề không mong muốn có thể xảy ra và tạo dựng một nền tảng – tương lai phát triển toàn diện cho con trẻ. Nếu có thêm thắc mắc và chia sẻ thêm về vấn đề này, chị em hãy liên hệ cùng các chuyên gia y tế để được lắng nghe, chia sẻ và hỗ trợ sớm nhất.
Danh mục: Bệnh sùi mào gà