Nhiễm HPV có trị được không? Nhận biết về virus Human Papilloma?

HPV là tác nhân chính gây ra bệnh sùi mào gà ở người. Loại virus này lây truyền chủ yếu qua đường tình dục không an toàn. Khi bị nhiễm HPV, đối tượng phải gánh chịu nhiều tác động xấu về tâm lý, sức khỏe, sinh sản, thậm chí là ung thư và dẫn đến tử vong. Vậy bệnh sùi mào gà có thể tự khỏi? Đã bị nhiễm HPV có trị được không? Đâu là câu trả lời chính xác về căn bệnh nguy hiểm này? Mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu trong phần nội dung bài viết sau đây.

Theo kiến thức Y khoa về virus Human Papilloma (HPV)

Được biết, sùi mào gà là một căn bệnh xã hội nguy hiểm do virus Human Papilloma (HPV) gây ra. Các tổn thương khởi phát trên cơ thể người bệnh ở dạng u nhú, mụn thịt, nốt sần có màu trắng da hoặc hồng tươi. Sùi mào gà có thể xảy ra với mọi đối tượng và giới tính. Bệnh gặp nhiều ở nam nữ trong độ tuổi trưởng thành, có hoạt động tình dục mạnh mẽ.

Thông tin chính về virus Human Papilloma

Có trên 100 chủng virus HPV khác nhau, phần lớn là lành tính và sẽ tự khỏi khi bị nhiễm. Tuy nhiên, khoảng 15 chủng HPV được xác định là nguyên nhân chính gây ung thư vòm họng, hậu môn, dương vật và cổ tử cung.

Trong đó, tỷ lệ chị em bị ung thư cổ tử cung là rất cao. Chủng virus HPV sinh ung được tìm thấy trong 99,7% trên tổng các ca ung thư cổ tử cung hiện nay. Đây là căn bệnh đã cướp đi sinh mạng của khá nhiều nữ giới.

Về cơ bản, đa số các trường hợp nhiễm HPV đều có triệu chứng khá mờ nhạt. Theo thông kế, 70% đối tượng mới nhiễm HPV sẽ tự hết trong vòng 1 năm; 91% đối tượng nhiễm HPV tự hết trong vòng 2 năm. Thời gian trung bình được xem xét trên đối tượng nhiễm HPV là 8 tháng và chỉ một tỷ lệ rất nhỏ sẽ biến chuyển thành ung thư.

Các con đường lây nhiễm của HPV

HPV lây truyền từ người sang người, chủ yếu qua đường tình dục không an toàn; ở các hình thức tiếp xúc trực tiếp qua da, âm đạo, dương vật, đường miệng hoặc hậu môn. Đối tượng nhiễm có thể lây nhiễm sang cho người khác cho dù chưa hoặc không có bất kỳ dấu hiệu nào về sùi mào gà.

Ngoài ra, HPV cũng có khả năng lây truyền từ mẹ sang con khi sinh nở tự nhiên (sinh thường). Nếu trong thai kỳ nữ giới bị nhiễm HPV, sùi mào gà ở trẻ sơ sinh thường gây ra các tổn thương ở vùng mắt, miệng, họng. Nhưng khả năng lây nhiễm xảy ra ở trường hợp này là rất hiếm. Yếu tố làm tăng nguy cơ bị lây nhiễm ở đối tượng là có lối sống tự do về tình dục, có nhiều bạn tình và quan hệ tình dục quá sớm.

Giải đáp đối tượng đã bị nhiễm HPV có trị được không?

Vậy đối tượng đã bị nhiễm HPV có trị được không? Các chuyên gia cho biết, hiện nay Y học vẫn chưa có biện pháp để điều trị dứt điểm HPV. Việc chữa trị đang được áp dụng chỉ loại bỏ được các tổn thương trên bề mặt vùng da do bệnh gây ra. Tuy không thể tiêu diệt HPV hoàn toàn nhưng các loại thuốc được sử dụng trong hỗ trợ điều trị sẽ làm tăng cường hệ miễn dịch.

Theo thời gian, hệ miễn dịch sẽ dần sản sinh các kháng thể, có khả năng chống lại HPV. Điều này sẽ giúp hạn chế khả năng lây nhiễm, tần suất hoạt động của HPV, giảm nhẹ mức độ tổn thương và ngăn ngừa biến chứng gây ung thư âm đạo, dương vật, cổ tử cung, hậu môn hoặc vòm họng.

Hầu hết đối tượng nhiễm sẽ phải sống chung với HPV đến suốt đời nhưng nếu hệ miễn dịch khỏe mạnh sẽ ngăn chặn tình trạng bệnh tái phát. Song, nếu hệ miễn dịch bị suy giảm do mang thai, đau ốm, viêm nhiễm hoặc tuổi già thì mụn cóc sinh dục hoặc tiền ung thư, ung thư sẽ trở lại.

Kết luận khi bị nhiễm HPV có trị được không?

Dù biết rằng người nhiễm HPV có thể tự khỏi. Tuy nhiên, đây chỉ là những biểu hiện bên ngoài và thực tế HPV vẫn còn tồn tại trong cơ thể đối tượng. Thời gian tồn tại có thể là rất lâu, thậm chí là suốt đời. Do đó, HPV luôn có khả năng gây ra biến chứng nguy hại và lây truyền sang cho người khác.

Cần lưu ý thêm, bệnh ung thư do HPV gây ra sẽ không dễ để phát hiện. Thông thường, người bệnh chỉ được phát hiện khi bệnh đã ở vào giai đoạn nặng nề, di căn. Đồng thời, việc xác định tỷ lệ ung thư ở đối tượng nhiễm phải được thực hiện các xét nghiệm tầm soát HPV chuyên sâu. Chính vì vậy, việc kiểm tra – chẩn đoán định kỳ để phát hiện và chữa trị sớm về bệnh là rất cần thiết.

Mong rằng, với những thông tin trên, quý bạn đọc đã nhận định được khi đã bị nhiễm HPV có trị được không? Từ đó, chủ động và ý thức hơn trong lối sống hàng ngày và sinh hoạt tình dục. Đồng thời, kiểm tra sức khỏe, theo dõi Y tế định kỳ và tiêm phòng vắc xin HPV là điều rất cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm HPV.

Danh mục: Cẩm nang sức khỏe