Trang chủCẩm nang sức khỏe
Nổi mụn cứng ở vùng kín là hiện tượng khá phổ biến ở chị em, hầu hết nữ giới sẽ gặp phải một vài lần trong đời. Hiện tượng này gây nhiều bất tiện trong sinh hoạt, thói quen và ảnh hưởng đến chất lượng đời sống tình dục của chị em. Cùng tìm hiểu rõ hơn vấn đề này qua bài viết dưới đây!
Tình trạng nổi mụn cứng ở vùng kín nữ
Vùng kín bị nổi các mụn cứng, mụn nước, phồng rộp khiến thói quen sinh hoạt bị đảo lộn, tâm lý căng thẳng; ảnh hưởng đến sức khỏe sinh lý và chất lượng tình dục ở chị em.
Tình trạng nổi mụn cứng ở vùng kín có thể gặp phải ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, điều này thường xảy ra phổ biến ở nữ giới. Các nốt mụn này có thể gây đau, ngứa hoặc không; tùy thuộc vào nguyên nhân ban đầu, chúng có thể mọc thành từng mảng, nhóm hoặc riêng lẻ.
Cần biết rằng, cơ quan sinh dục là bộ phận rất nhạy cảm, có nhiệm vụ duy trì khả năng sinh lý và sinh sản. Vì vậy, khi nhận thấy những triệu chứng bất thường tại khu vực này, chúng ta cần chủ động thăm khám để được kiểm tra, chẩn đoán và áp dụng điều trị kịp thời – đúng cách. Tính an toàn, hiệu quả của quy trình khám chữa sẽ được đảm bảo nếu được giám sát và thực hiện bởi các bác sĩ giỏi chuyên môn, nhiều kinh nghiệm. Tất cả người bệnh hãy luôn ghi nhớ tiêu chí này.
Về chuyên môn, cơ quan sinh dục nữ là bộ phận có cấu tạo phức tạp và rất nhạy cảm. Do đó, chỉ những thay đổi nhỏ về cách sinh hoạt, thói quen sống cũng sẽ khiến vùng kín xuất hiện những dấu hiệu bất thường. Nhìn chung, tình trạng nổi mụn cứng ở vùng kín thường bị gây ra do những nguyên nhân sau:
Vì môi trường ở vùng kín không giống với các vị trí khác trên cơ thể nên rất nhiều chị em vẫn chưa biết chăm sóc và vệ sinh đúng cách. Vì vậy, khi vùng kín quá sạch hoặc thiếu sạch sẽ thì đều có nguy cơ gây ra viêm nhiễm phụ khoa và nổi mụn cứng, mụn thịt hay mụn nước.
Với những chị em có lối sống tình dục tự do, nhiều bạn tình và thiếu an toàn trong tình dục sẽ dễ bị lây nhiễm virus, vi khuẩn, vi nấm và ký sinh trùng. Đây là nguyên nhân chính gây bệnh phụ khoa và bệnh xã hội nguy hiểm. Tình trạng nổi mụn cứng ở bộ phận sinh dục nữ chính là một trong những dấu hiệu cảnh báo về các dạng bệnh lý này.
Hàm lượng Hormone nội tiết nữ thay đổi đột ngột sẽ khiến tuyến bã nhờn hoạt động mạnh mẽ, đẩy nhanh tốc độ sừng hóa của tế bào. Điều này làm tắc lỗ chân lông và tình trạng nổi mụn cứng ở vùng kín xảy ra.
Ngoài những nguyên nhân trên, thì tình trạng nổi mụn cứng ở vùng kín nữ giới còn có thể xảy ra do người dùng bị dị ứng – kích ứng hóa mỹ phẩm, gel bôi trơn, bao cao su, băng vệ sinh, tác dụng phụ của một số loại thuốc điều trị, tránh thai.
Nổi mụn cứng ở vùng kín luôn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý và sức khỏe của chị em. Đồng thời, đây cũng là triệu chứng bất thường cảnh báo về một số bệnh lý nguy hiểm như sau:
Virus Human Papilloma (HPV) là tác nhân gây sùi mào gà, lây truyền từ người sang người chủ yếu qua đường tình dục không an toàn. Sùi mào gà thường khởi phát sau 2 – 9 thánh ủ bệnh, các tổn thương của bệnh ở dạng nốt sần, mụn cứng, gai thịt mọc thành mảng nhóm như bông súp lơ hoặc mào gà tại bộ phận sinh dục, hậu môn hoặc vùng môi, khoang miệng, vòm họng.
Nổi mụn cứng ở vùng kín do sùi mào gà
Virus HPV có khả năng lây lan nhanh, tiến triển âm thầm nên thường khó phát hiện sớm về bệnh. Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị dứt điểm virus HPV. Vì vậy, tỷ lệ bệnh tái phát là rất cao.
Sùi mào gà gây nhiều nguy hại về tâm lý, sức khỏe, sinh sản; biến chứng dẫn đến hiếm muộn – vô sinh, ung thu tử cung, hậu môn hoặc vòm họng. Theo đó, chủ động và kiên trì trong khám chữa sẽ giúp kiểm soát tốt hơn về khả năng hoạt động của virus HPV.
Chị em có thói quen mặc đồ lót ẩm ướt, chặt bó hoặc vùng kín thường xuyên không sạch sẽ khiến lỗ chân lông ở vùng kín bị tắc, dẫn đến viêm nang lông.
Bệnh không gây nguy hiểm về sức khỏ e và chức năng sinh sản. Tuy nhiên, vùng kín chị em sẽ bị nổi các nốt mụn cứng, có đầu mủ trắng, gây cảm giác sưng đau, ngứa ngáy khó chịu.
Bênh u nang bã nhờn gây tình trạng nổi mụn cứng ở vùng kín những không gây đau. U nang bã nhờn thường có màu trắng và mọc riêng lẻ. Bệnh là dạng lành tính nên sau một khoảng thời gian khởi phát, u nang sẽ tự tiêu biến và không gây nguy hại.
Mụn rộp sinh dục là một trong những bệnh lý lây nhiễm qua đường tình dục không an toàn. Bệnh do virus Herpes Simplex gây ra, làm phát sinh tình trạng viêm loét, nhiễm trùng ở vùng kín nữ giới.
Vùng kín chị em xuất hiện các mụn nước, phồng rộp nhỏ li ti, ổ viêm loét, gây chảy dịch, đau rát, ngứa ngáy khó chịu. Bệnh khó điều trị, dễ tái phát và có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản nữ.
Các bệnh lý viêm âm hộ, âm đạo, cổ tử cung,…đều có thể gây ra hiện tượng nổi mụn cứng ở vùng kín. Ngoài ra, chị em còn nhận thấy: Khí hư ra nhiều bất thường, đau rát, chảy máu khi quan hệ tình dục; cơ thể suy nhược, sốt nhẹ và ớn lạnh.
Vùng kín bị tổn thương, nổi các nốt sần, mụn cứng sẽ gây nhiều xáo trộn về thói quen sống, làm việc hàng ngày; ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng tình dục của chị em. Về cơ bản, sẽ có những nguy hại được liệt kê như sau:
Vùng kín nổi mụn, xuất hiện những bất thường kèm theo cảm giác đau rát, ngứa ngáy,…khiến chị em luôn căng thẳng, mất tập chung và thiếu tự tin trong giao tiếp, sinh hoạt tình dục. Từ đó, hình thành nhiều cảm xúc tiêu cực về tâm sinh lý.
Tác nhân gây nổi mụn cứng ở vùng kín nữ giới sẽ xâm lấn sang bạn tình qua đường tình dục. Sử dụng bao cao su vẫn không thể ngăn ngừa hoàn toàn nguy cơ lây nhiễm. Lúc này, nam giới có thể mắc các bệnh lý viêm nhiễm nam khoa, bệnh xã hội nguy hiểm.
Chị em bị nổi mụn cứng ở vùng kín trong thai kỳ nếu không được điều trị dứt điểm và kiểm soát hiệu quả, các tác nhân gây bệnh có thể sé lây nhiễm sang con trẻ qua sinh nở tự nhiên hoặc trong quá trình chăm sóc, cho bú.
Tình trạng sinh non, sảy thai sớm có thể xảy ra. Đặc biệt, con trẻ bị nhiễm mụn rộp sinh dục, sùi mào gà,…sẽ phải gánh chịu những tổn thương về thể chất, trí não và thị lực.
Nổi mụn cứng ở vùng kín có nguy cơ truyền nhiễm cho con trẻ
Virus, vi nấm và vi khuẩn sẽ xâm nhập sâu hơn vào cơ thể và gây viêm tắc vòi trứng, ống trứng; đa nang buồng trứng, viêm lộ tuyến tử cung,…ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, gây rối loạn kinh nguyệt, rong kinh, vô kinh.
Viêm nhiễm vùng kín để lâu không điều trị, các tổn thương trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến chức năng của buồng trứng, tử cung. Dẫn đến nguy cơ mang thai ngoài tử cung, hiếm muộn – vô sing.
Âm đạo viêm sưng, tổn thương, đau đớn khiến chị em bị suy giảm ham muốn; không tập trung khi quan hệ tình dục, đặc biệt tình trạng chảy máu có thể xảy ra. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng “cuộc yêu”, ức chế về cảm xúc.
Tình trạng nổi mụn cứng ở vùng kín sẽ được chữa trị dứt điểm nếu chị em chủ động thăm khám sớm tại bệnh viện, phòng khám chuyên khoa uy tín. Tại đây, sau khi kiểm tra, làm các xét nghiệm cần thiết, các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác về nguyên nhân và bệnh lý liên quan. Từ đó, liệu trình điều trị phù hợp sẽ được áp dụng cho từng trường hợp.
Ở trường hợp này, các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm và giảm đau sẽ được áp dụng. Các bác sĩ chuyên khoa sẽ kê đơn, hướng dẫn chỉ em về liều lượng và thời gian sử dụng thuốc. Các loại thuốc có thể ở dạng viêm uống/đặt âm đạo, dịch tiêm, kem bôi.
Trong hầu hết các trường hợp, nốt mụn cứng, u nhú sẽ tự biến mất theo thời gian. Tuy nhiên, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, chị em hãy tới ngay bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được thăm khám và áp dụng điều trị kịp thời.
Nếu chị em bị lây nhiễm các bệnh xã hội như: Mụn rộp sinh dục, sùi mào gà, viêm nhiễm nặng, công tác khám chữa cần được thực hiện theo những liệu trình chuyên sâu.
Với trường hợp vùng kín chị em bị nhiễm trùng, tổn thương nặng, bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng các biện pháp như: ALA – PDT, DHA, Oxygen – O3,…để giúp điều trị hiệu quả và hồi phục tốt hơn.
Biện pháp chữa trị nổi mụn cứng ở vùng kín
Để phòng tránh và ngăn ngừa phát sinh tình trạng nổi mụn cứng ở vùng kín, chị em cần thực hiện đúng – đủ các biện pháp sau đây:
Vệ sinh cơ thể và vùng kín hàng ngày, đúng cách; không thụt rửa sâu âm đạo; sử dụng sữa tắm, dung dịch vệ sinh ít kích ứng; tình dục chung thủy, điều độ và an toàn.
Trong điều trị, cần kiêng quan hệ tình dục; tránh làm các nốt mụn vỡ ra, sẽ khiến tình trạng viêm loét lan rộng và lây nhiễm sang bạn tình. Việc quan hệ tình dục lúc này cũng sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, khó khăn hơn trong điều trị và hồi phục; tái khám theo lịch hẹn.
Đặc biệt, không nên nặn hoặc gãi các nốt mụn; không dùng dao tẩy lông vùng kín; mặc đồ lót chất liệu thoáng mát, thấm hút tốt. Nên thay đồ lót tối thiểu 1 lần/ ngày; thăm khám, kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ hoặc khi có bất thường.
Danh mục: Cẩm nang sức khỏe