Trang chủCẩm nang sức khỏe
Chúng ta có thể bị nổi mụn ở bất kì vị trí nào trên cơ thể, trong đó gồm cả khu vực vùng kín hay hậu môn. Được biết, tình trạng nổi mụn nước ở hậu môn không chỉ do vấn đề vệ sinh cá nhân chưa đúng cách mà còn do nhiều nguyên nhân khác, có liên quan trực tiếp đến những bệnh lý cần được áp dụng điều trị hiệu quả. Nắm vững kiến thức cần thiết để có thể nhận biết dấu hiệu của từng loại mụn ở hậu môn sẽ giúp mỗi người chủ động hơn trong thăm khám và áp dụng chữa trị đúng cách.
Có nhiều loại mụn có thể phát sinh ở vùng hậu môn như mụn thịt, mụn mủ, mụn nước, mụn nhọt, u nang,… Trong đó, tình trạng hậu môn bị nổi hạch hoặc u nang sẽ có xu hướng khiến người bệnh bị đau đớn nhất.
Một số loại mụn khác có thể khiến đối tượng bị ngứa ngáy, khó chịu khi sinh hoạt vận động mạnh,… Trường hợp nổi u cục ở hậu môn hay hậu môn phát sinh những vết sưng giống mụn do tình trạng bệnh lý liên quan dễ khiến đối tượng nhầm lẫn với hiện tượng nổi mụn nhọt thông thường.
Cần nhận biết về tình trạng nổi mụn nước ở hậu môn
Bên cạnh đó, tình trạng hậu môn bị nổi mụn không chỉ ảnh hưởng đến thói quen sống, sinh hoạt mà còn tác động xấu đến chuyện “chăn gối”. Thậm chí, dù vô tình hay cố ý có thể khiến các mụn này vỡ ra, gây viêm loét, nhiễm trùng và những biến chứng khác.
Hãy tham khảo thông tin về các loại mụn ở hậu môn với những triệu chứng tương ứng sau đây để có thêm kiến thức về vấn đề này.
Khi mụn nhọt phát sinh ở vùng hậu môn, người bệnh sẽ nhận thấy có vết sưng, tấy đỏ và và đôi khi bên trong có chứa dịch mủ. Tình trạng hậu môn nổi mụn và ngứa khiến đối tượng khó khăn trong sinh hoạt, đau đớn khi có kích ứng. Nhìn chung, nguyên nhân khiến người bệnh bị nổi mụn mủ ở hậu môn là do nang lông bị viêm tắc hay do thói quen sinh hoạt chưa tốt.
Nổi mụn nước ở hậu môn do viêm tắc lỗ chân lông
Tình trạng nổi mụn nước ở hậu môn do lỗ chân lông bị viêm tắc làm lấp đầy dịch mủ, sưng tấy. Lỗ chân lông chứa nhiều nang lông và dầu tự nhiên, có tác dụng loại bỏ các tế bào chết và giữ ẩm cho da.
Tuy nhiên, nếu tuyến dầu hoạt động quá mức, một lượng bã nhờn lớn được tạo ra sẽ khiến lỗ chân lông bị bít tắc, viêm nhiễm. Một số yếu tố khiến da tiết nhiều bã nhờn, cụ thể như:
Thay đổi hàm lượng Hormone: Cơ thể sẽ tiết ra lượng bã nhờn đáng kể ở những giai đoạn như dậy thì, mang thai, kinh nguyệt, căng thẳng, lo lắng.
Mồ hôi bị giữ lại trên bề mặt da: Một lượng mồ hôi và cặn bẩn có thể bị giữ lại trên bề mặt da, dẫn đến tình trạng nổi mụn mủ ở hậu môn.
Vi khuẩn từ phân hoặc từ hoạt động tình dục: Vi khuẩn bám ở lỗ chân lông sẽ phản ứng với hệ miễn dịch làm tăng sinh bã nhờn, gây ra tình trạng hậu môn nổi mụn và ngứa.
Mọc mụn nước ở gần hậu môn do thói quen sinh hoạt
Thói quen sinh hoạt, vệ sinh không đúng cách dễ gây ra tình trạng mọc mụn nước ở gần hậu môn. Theo đó, một số thói quen cần tránh được liệt kê như sau:
***Khuyến cáo…
Nếu bị nổi mụn nước ở hậu môn, đối tượng cần vệ sinh vùng kín sạch sẽ, lau khô hậu môn sau mỗi lần tiểu tiện, tắm rửa và tuyệt đối không nặn mụn hoặc tẩy lông để tránh viêm loét, nhiễm trùng.
Đồng thời, chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng; ngủ nghỉ và làm việc hợp lý, mặc đồ lót có chất liệu thoáng, mềm và thấm hút tốt. Nếu các triệu chứng không được cải thiện, hãy chủ động thăm khám sớm để được hỗ trợ can thiệp Y khoa kịp thời.
Các tĩnh mạch ở trong hoặc ngoài vùng hậu môn bị sưng sẽ làm mở rộng các mô của hậu môn, gây hình thành các túi trĩ hay còn gọi là bệnh trĩ.
Trĩ khá phổ biến và làm ảnh hưởng nhiều đến chất lượng đời sống của người bệnh. Các đối tượng ngồi nhiều, ít vận động, ăn uống không điều độ thường dễ mắc bệnh. Đặc biệt là người lớn tuổi và phụ nữ mang thai.
Đối tượng dễ dàng nhận thấy tình trạng nổi cục ở hậu môn, sưng to giống như mụn nước, mụn nhọt. Trĩ có thể gây chảy máu trực tràng khi người bệnh đi tiêu; đau rát, ngứa ngáy và khó chịu ở hậu môn.
Với trường hợp trĩ ít nghiêm trọng, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà để cải thiện triệu chứng theo các cách sau:
Trong trường hợp bệnh nặng nề, đối tượng sẽ được chỉ định làm phẫu thuật cắt bỏ. Bên cạnh đó, liệu pháp đông máu hoặc thắt búi trĩ cũng sẽ được áp dụng. Tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương ở từng người bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp chữa trị phù hợp.
Nứt kẽ hậu môn là những vết nứt nhỏ bên trên hoặc trong hậu môn, do đối tượng bị táo bón kéo dài, phân cứng gây rách da của hậu môn tạo ra. Khi các vết nứt này lành lại sẽ hình thành tình trạng nổi cục ở hậu môn, các vết sần giống như mụn và sưng to.
Nứt kẽ hậu môn có thể khiến người bệnh cảm thấy nóng rát và bị chảy máu khi đi vệ sinh trong khoảng vài ngày. Đối tượng có thể tự điều trị vết nứt hậu môn tại nhà bằng cách, như thay đổi chế độ ăn uống nhiều chất xơ, ngâm mình trong nước ấm, bôi thuốc mỡ Diltiazem, uống thuốc nhuận tràng (tạm thời),…
Nếu triệu chứng không có dấu hiệu cải thiện, các bác sĩ có thể sẽ áp dụng việc tiêm botox hoặc thực hiện phẫu thuật để cắt cơ thắt hậu môn ở người bệnh.
Tình trạng hậu môn nổi mụn thịt ở hậu môn là những u lồi mọc trên bề mặt da ở vùng hậu môn, thường xuất hiện dưới dạng đốm tròn.
Hậu môn nổi mụn thịt khá phổ biến, lành tính và không gây đau đớn cho người bệnh khi có va chạm, cọ xát nhẹ.
Tuy nhiên, nếu có tác động mạnh, có thể gây chảy máu nhẹ hoặc khó chịu. Đặc biệt, với những mụn lớn có nguy cơ tiềm ẩn nhiều biến chứng khác.
Là trường hợp lành tính nhưng để mang lại tính thẩm mỹ, đối tượng có thể áp dụng điều trị mụn thịt dư ở hậu môn nếu muốn. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán nguyên nhân cơ bản gây mụn và đưa ra hướng giải quyết phù hợp cho từng trường hợp.
Đây là một căn bệnh do virus Human Papilloma (HPV) lây truyền qua đường tình dục gây ra. Tình trạng hậu môn nổi mụn thịt, mụn cóc thường có kích thước nhỏ li ti, màu hồng nhạt. Tuy nhiên, trong thời gian ngắn, chúng sẽ phát triển và lan phủ ra vùng hậu môn.
Sùi mào gà ở hậu môn khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu; hậu môn thường tiết dịch mủ, kèm mùi hôi tanh; đau rát và chảy máu khi đi tiêu,…
Nếu có những nghi ngờ về bệnh, đối tượng cần chủ động thăm khám sớm để được tư vấn chăm sóc và áp dụng điều trị kịp thời. Về cơ bản, một số loại thuốc bôi có chứa Podophyllin và Acid Trichloracetic sẽ được áp dụng. Một số trường hợp khác, các can thiệp ngoại khoa như áp lạnh, đốt laser, tiểu phẫu cắt bỏ sẽ được đề xuất.
Theo báo cáo, virus HPV được tìm thấy nhiều trong các trường hợp ung thư cổ tử cung, dương vật và hậu môn. Vì vậy, tích cực trong khám chữa sùi mào gà ở hậu môn là rất cần thiết.
Thực tế, có khoảng trên 90% các ca nhiễm sùi mào gà khi phát hiện sớm và được áp dụng điều trị đúng cách sẽ hết trong vòng 2 năm.
Tình trạng nổi mụn sần, mọc mụn nước ở gần hậu môn cũng có thể là dấu hiệu của bệnh U mềm lây. Đây là dạng bệnh da liễu do một loại virus gây ra trên bề mặt da vùng hậu môn. Các mụn sần, mụn nước thường có màu trong suốt, đỏ, vàng hoặc hồng. Chúng có hình vòm, trơn nhẵn và khá chắc chắn.
Mọc mụn nước ở gần hậu môn do bệnh u mềm lây
U mềm lây xuất hiện ở vùng kín và hậu môn có nguyên nhân từ các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Nhiều đối tượng nhận thấy, trên bề mặt da nổi các vết sần, số khác lại bị nổi mụn với số lượng và kích thước khác nhau.
Thông thường, U mềm lây sẽ tự biến mất sau vài tháng bộc phát mà không cần điều trị. Tuy nhiên, để phòng tránh viêm loét, nhiễm trùng hoặc những biến chứng khác, người bệnh nên áp dụng khám chữa sớm.
Tại các cơ sở Y tế, phòng khám chuyên khoa, sau thăm khám và chẩn đoán ban đầu. Tùy thuộc vào từng trường hợp bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị bằng nội khoa – dùng thuốc hoặc bằng ngoại khoa – áp lạnh, đốt laser hoặc cắt bỏ.
Khi các tế bào trong lớp niêm mạc hậu môn biến đổi bất thường và nhân lên quá mức sẽ tạo thành khối u và di căn sang các vùng lân cận. Đây được gọi là bệnh ung thư hậu môn.
Ung thư hậu môn có liên quan chặt chẽ với virus HPV. Theo đó, những đối tượng mắc bệnh sùi mào gà ở hậu môn sẽ có nguy cơ biến chứng thành ung thư hậu môn.
Các tổn thương do ung thư hậu môn gây ra thường ở dạng u cục, vết sưng phồng, giống như hiện tượng nổi mụn nước ở hậu môn và kèm theo các triệu chứng như:
Chủ động thăm khám nếu tình trạng nổi mụn ở hậu môn kéo dài
Dẫu biết rằng, tình trạng nổi mụn ở hậu môn hay vùng kín là vấn đề tế nhị và nhạy cảm. Tuy nhiên, không vì vậy mà chúng ta chủ quan hoặc che dấu không thăm khám. Cần ghi nhớ rằng, mụn có thể là dấu hiệu cảnh báo về nhiều bệnh lý nguy hại và việc khám chữa sớm, đúng cách sẽ mang lại những giá trị tích cực về sức khỏe, ngăn chặn biến chứng và thành công cao.
Danh mục: Cẩm nang sức khỏe