Thời gian phát bệnh giang mai ở các giai đoạn như thế nào?

Giang mai là một trong những căn bệnh đáng sợ nhất, rất dễ lây lan qua đường tình dục, gây tổn hại đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh nếu không được điều trị đầy đủ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về căn bệnh này cũng như thời gian phát bệnh giang mai. Vì vậy, bài viết này sẽ cung cấp một số kiến thức cơ bản từ các bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám Hà Đô về thời gian phát bệnh giang mai và các đặc điểm để nhận biết và phát hiện kịp thời.

Thời gian phát bệnh giang mai ở các giai đoạn như thế nào?

Bệnh giang mai là do vi khuẩn Treponema Pallidum gây ra và lây lan thông qua quan hệ tình dục không an toàn. Vậy thời gian ủ bệnh giang mai là bao lâu? Thời gian nhiễm bệnh cho đến khi xuất hiện các triệu chứng là khác nhau và tùy thuộc vào nhiều yếu tố như là giới tính nam và nữ, cơ địa của mỗi người. Từ lúc ủ bệnh đến khi thời gian phát bệnh giang mai trung bình là 21 ngày và có thể dao động từ 10 đến 90 ngày tùy sức đề kháng cao hay thấp của người bệnh.

Xoan khuan Treponema Pallidum gay benh giang mai
Xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây bệnh giang mai

Bệnh giang mai thường tiến triển qua 3 giai đoạn với các biểu hiện bệnh giang mai ở nam và nữ khác nhau: 

Giai đoạn 1: Giai đoạn đầu giang mai

Giai đoạn này kéo dài khoảng 3 – 6 tuần, chính là thời gian ủ bệnh giang mai đến khi xuất hiện các triệu chứng săng, hạch và có thể có nhiều vết loét. Các săng, hạch lúc này thường là vết trợt nông, tròn hoặc bầu dục không đau, không có mủ và có thể xảy ra ở lưỡi, môi hoặc vị trí khó nhận thấy như là bộ phận sinh dục, hậu môn.

Đặc biệt, các triệu chứng giai đoạn này có thể tự biến mất, do đó người mắc bệnh giang mai thường bỏ qua giai đoạn thuận lợi điều trị này và dễ lây sang người khác.

Giai đoạn 2: Xoắn khuẩn giang mai bắt đầu xâm nhập cơ thể

Sau giai đoạn 1 khoảng 6 tuần và có thể kéo dài vài năm kể từ lúc xuất hiện săng giang mai, giai đoạn 2 được đánh dấu bởi xuất hiện các triệu chứng phát ban trên một hay nhiều vùng, thậm chí toàn bộ cơ thể. Các nốt ban thời kỳ này có màu đỏ hồng, hơi sần với nhiều hình dạng khác nhau (sẩn giang mai dạng vảy nến, dạng trứng cá, sẩn hoạt tử,…). Ngoài ra, ở thời kỳ 2 xoắn khuẩn giang mai còn làm người bệnh nhiễm trùng huyết gây nóng sốt, đau họng, rụng tóc, đau cơ và mệt mỏi. Bệnh giang mai ở nữ và nam có thể xuất hiện trên mọi bộ phận, có khi xuất hiện bệnh giang mai ở lưỡi bạn không nên bỏ qua

thoi gian phat benh giang mai o cac giai doan
thời gian phát bệnh giang mai ở các giai đoạn

Giai đoạn 3: Xoắn khuẩn giang mai đã xâm nhập sâu vào các cơ quan

Giai đoạn cực kỳ nguy hiểm. Nếu mắc bệnh vào giai đoạn này tức là bệnh giang mai đã ủ rất lâu (từ 5 năm trở lên) trong cơ thể, vì vậy xoắn khuẩn đã xâm nhập sâu vào trong cơ thể người bệnh. Do đó cơ thể người bệnh phải chịu các triệu chứng đặc biệt nghiêm trọng liên quan đến nhiều cơ quan chính như não, tim, phủ tạng, xương, cơ và mạch máu. 

Tuy nhiên, trong giai đoạn này bệnh giang mai có khả năng thấp lây nhiễm qua đường tình dục bởi vì xoắn khuẩn không còn ở da và niêm mạc nữa.

Lưu ý: Bên cạnh các triệu chứng rõ ràng trong thời gian phát bệnh giang mai thì còn có dạng giang mai tiềm ẩn, tức là không có biểu hiện lâm sàng nào khác thường và tiếp tục tiến triển đến thời kỳ cuối nguy hiểm. Vì vậy, mọi người cần đi chuẩn đoán thường xuyên 6 tháng/1 lần ( hoặc 1 năm/1 lần) để phát hiện và điều trị trong thời gian thích hợp.

Xem thêm: có chữa được bệnh giang mai không

Xét nghiệm và điều trị bệnh giang mai ở các giai đoạn

Tại thời gian phát bệnh giang mai người bệnh nên đi gặp bác sĩ để xét nghiệm và điều trị kịp thời.

Xét nghiệm và điều trị giang mai cho người bệnh thường

Thời gian xét nghiệm giang mai và điều trị giang mai trong bao lâu còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và phương pháp xét nghiệm của mỗi người: 

  • Ở giai đoạn 1, đây là thời kỳ ủ bệnh nên rất khó đảm bảo tính chính xác khi xét nghiệm giang mai lúc này. Nếu âm tính thì sau 3 tháng bạn cần xét nghiệm soi mẫu bệnh bằng kính hiển vi trường tối một lần nữa để chắc chắn an toàn cho bản thân. Đặc biệt, điều trị trong giai đoạn này sẽ dễ dàng hơn, chỉ cần kiên trì uống thuốc và tiêm cân bằng miễn dịch theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Giai đoạn 2 là thời gian cần xét nghiệm máu để phát hiện bệnh. Còn giai đoạn 3 thì cần xét nghiệm dịch não tủy vì xoắn khuẩn đã đi sâu vào cơ thể. Trong cả hai giai đoạn này, bệnh nhân cần được điều trị bằng phương pháp miễn dịch cân bằng theo mức độ bệnh riêng mỗi người.
  • Đối với giang mai tiềm ẩn, không có triệu chứng thì thời gian xét nghiệm giang mai là sau 3 tháng từ lúc quan hệ và thực hiện xét nghiệm RPR và TPHA kết hợp sẽ cho kết quả chính xác cao.

Xét nghiệm và điều trị giang mai cho phụ nữ có thai

Phụ nữ có thai mà mắc bệnh giang mai bẩm sinh thì thời gian xét nghiệm giang mai khuyến cáo là 3 tháng đầu. Sản phụ có nguy cơ mắc bệnh giang mai cao như hành nghề mại dâm hay lý do khác thì nên sàng lọc và xét nghiệm sớm, đặc biệt vào 3 tháng cuối.

Hiện nay, phương pháp tốt nhất điều trị giang mai cho phụ nữ mang thai là sử dụng thuốc Penicillin G để hạn chế nguy cơ nhiễm trùng. Tuy nhiên, khả năng lây giang mai từ mẹ sang thai nhi là rất cao vì vậy nếu có nghi ngờ thì thai phụ cần xét nghiệm sớm.

Giang mai bam sinh o em be
Giang mai bẩm sinh ở em bé

Phòng bệnh giang mai lây lan bằng cách nào?

  • Nếu có triệu chứng hay nghi ngờ thì người bệnh cần đi xét nghiệm ngay.
  • Quan hệ tình dục an toàn.
  • Tránh lây lan qua đường máu hay tiếp xúc với các vết loét giang mai.
  • Phụ nữ mắc giang mai không nên có thai.
  • Không sử dụng chung đồ dùng cá nhân với người mắc bệnh giang mai.

Nếu bạn đang lo lắng không biết xét nghiệm và điều trị giang mai ở đâu thì hãy đến Phòng khám Hà Đô – một địa chỉ uy tín và chất lượng. Tại đây, Phòng khám Hà Đô sẽ hỗ trợ tư vấn về cách chữa bệnh giang mai cho bạn sớm nhất có thể nhờ vào các bác sĩ trình độ chuyên môn cao, thiết bị y tế hỗ trợ hiện đại và các phương pháp chữa trị giang mai khác nhau cho từng bệnh trạng.

Như vậy, bài viết đã chia sẻ một số kiến thức cơ bản về thời gian phát bệnh giang mai. Mong rằng với những thông tin này sẽ hữu ích cho bạn. Nếu bạn nghi ngờ mắc phải giang mai, đừng e ngại, lo sợ mà hãy căn cứ vào thời gian phát bệnh giang mai và đến gặp các bác sĩ chuyên gia để hỗ trợ điều trị kịp thời, tránh những tổn hại, biến chứng nặng nề đến sức khỏe và gia đình bạn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và thành công trong cuộc sống!

Danh mục: Bệnh giang mai