Bệnh lậu: Nguyên nhân, triệu chứng, phương pháp điều trị

Lối sống buông thả, quan hệ tình dục bừa bãi đã khiến ngày có càng nhiều căn bệnh xã hội lây lan. Một trong số  đó là bệnh lậu. Căn bệnh này khá phổ biến ở Việt Nam và trên thế giới. Bệnh lậu có thể gặp ở cả nam lẫn nữ và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng nếu như không được phát hiện và chữa trị kịp thời. Tuy nhiên, nhiều người còn khá mơ hồ về căn bệnh này. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những thông tin về bệnh lậu qua bài viết sau. 

Bệnh lậu là gì? 

Lậu là căn bệnh truyền nhiễm do bị song cầu khuẩn tấn công. Chúng thường ký sinh ở những nơi có độ ẩm và kín như bộ phận sinh dục, mắt, miệng, hậu môn… Cầu khuẩn này phân chia khá nhanh, mỗi 15 phút chúng sẽ phân chia một lần. 

Bệnh có thể mắc ở cả nam giới và nữ giới và lây qua đường tình dục. Bệnh lậu đã có thuốc để điều trị nhưng vẫn rất nguy hiểm khi không được chẩn đoán và chữa trị kịp thời. Nó có thể gây ra các tình trạng nghiêm trọng như mất khả năng sinh sản, chửa ngoài tử cung,… 

Khi tìm hiểu về bệnh lậu, nhiều người cũng thắc mắc bệnh lậu tiếng Anh là gì. Nó được gọi là Neisseria Gonorrhoeae. Đây là cái tên được Galen đặt khi ông nghĩ rằng tinh dịch chảy ra mủ bệnh lậu. Cụ thể hơn thì Gonorr có nghĩa là seed và hoeae có nghĩa là flow. 

Theo thống kê, có đến 62 triệu người bị bệnh lậu mỗi năm trên toàn thế giới. Riêng ở Việt Nam ghi nhận 3000 ca mắc hàng năm. Nguyên nhân là do người dân còn kém ý thức trong việc phòng tránh bệnh lây qua đường tình dục. 

Bệnh lậu có thể xuất hiện ở đa dạng độ tuổi nhưng nhiều nhất vẫn là ở khoảng 20 – 35 tuổi. Thành phần người mắc bệnh thường là những người hành nghề mại dâm, người sử dụng mại dâm và người nghiện ma túy.

Song cau khuan Neisseria gonorhoeae gay benh lau
Song cầu khuẩn Neisseria gonorhoeae gây bệnh lậu

Các biểu hiện của bệnh lậu

Sau khi đã làm rõ bệnh lậu cầu là gì, chúng tôi sẽ cung cấp những biểu hiện thường thấy của căn bệnh này dưới đây:

Biểu hiện ở nam giới

Nam giới khi mắc bệnh lậu mãn tính thường sẽ bị viêm niệu đạo. Họ gặp phải các triệu chứng như đái buốt, ra mủ khó chịu, miệng sáo sưng tấy. Trong đó, ra mủ ở niệu đạo là một biểu hiện để nhận biết bệnh lậu. Mủ thường ra số lượng nhiều, có màu vàng và xanh.

Ở giai đoạn đầu, sau khoảng 1 tuần ủ bệnh, nam giới mắc bệnh lậu cấp tính có ra dịch ở niệu đạo nhưng lại có màu trong nên thường hiểu lầm là bị viêm niệu đạo. Một số khác lại không có bất kỳ triệu chứng nào. Những người này có nguy cơ lây nhiễm rất cao bởi không biết mình bị bệnh. Sau khi bệnh tiến triển nặng hơn, nó sẽ gây ra những tình trạng nặng hơn như viêm tinh hoàn, viêm tuyến tiền liệt, đái són, tổn thương mào tinh hoàn,…

Biểu hiện ở nữ giới

Ở nữ giới, thời gian ủ bệnh lậu cấp tính rơi vào khoảng 10 ngày. Phụ nữ mắc bệnh sẽ có các biểu hiện như khí hư ra nhiều, rong kinh, khó tiểu,…Các triệu chứng này xuất hiện ở các mức độ nặng nhẹ khác nhau tùy cơ địa mỗi người. 

Khi bước vào giai đoạn sau, người bệnh lậu mãn tính có thể bị chảy mủ, sưng đỏ ở cổ tử cung dẫn đến viêm ống cổ tử cung. Nếu đi xét nghiệm, bác sĩ sẽ soi ra được bệnh nhân còn bị chảy mủ ở niệu đạo. Phụ nữ có thai nếu mắc bệnh lậu có thể dẫn đến các tình trạng đẻ non, vỡ ối sớm, ảnh hưởng đến thai nhi thậm chí là sảy thai.

Bieu hien benh lau o nu gioi
Biểu hiện bệnh lậu ở nữ giới

Biểu hiện ở cả nam và nữ

Khi nam giới và nữ giới mắc bệnh lậu ở miệng thì đều có biểu hiện giống nhau. Họ bắt đầu bị viêm đau họng, khó nuốt,  mưng mủ ở amidan,… Ngoài ra, cả hai giới mắc bệnh lậu ở hậu môn cũng đều gặp tình trạng tiết dịch hậu môn, tiêu chảy, khó đại tiện, chán ăn,…

Các con đường lây nhiễm bệnh lậu

Qua đường tình dục 

Đây là con đường có tỷ lệ lây nhiễm cao nhất và chiếm tới 90% số ca mắc. Quan hệ tình dục không dùng bao cao su, tiếp xúc trực tiếp khiến vi khuẩn gây bệnh lậu truyền sang cơ thể người khác dễ dàng. Quan hệ đường miệng, quan hệ thông thường hay quan hệ bằng đường hậu môn đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh lậu rất cao. 

Qua đường từ mẹ sang con

Khi phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu thì sẽ lây sang trẻ sơ sinh khi đẻ thường. Thai nhi ra ngoài theo đường ống sinh sẽ dễ bị  lây nhiễm vi khuẩn lậu ở cổ tử cung của mẹ.

Lau co the lay tu me sang con khi sinh thuong
Lậu có thể lây từ mẹ sang con khi sinh thường

Qua đường truyền máu

Máu của người nhiễm bệnh lậu có chứa vi khuẩn gây bệnh. Chính vì thế nếu dùng chung kim tiêm với người bị bệnh lậu thì nguy cơ lây nhiễm rất cao. Đây là điều thường gặp với những người nghiện ma túy. Một trường hợp nữa là nếu chúng ta có thể bị lây nhiễm bệnh nếu có vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với mủ hoặc máu có chứa vi khuẩn lây bệnh. 

Tác hại của bệnh lậu

Bệnh lậu có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm đến sức khỏe. Người bệnh có nguy cơ phải đối mặt với những tình trang sau:

Tổn thương các cơ quan

Người bệnh không được điều trị sẽ bị các vi khuẩn lậu tấn công sang các cơ quan khác của cơ thể qua đường ống niệu đạo. Ở nam giới, chúng có thể gây viêm bàng quang, viêm ống dẫn tinh, viêm tuyến tiền liệt, viêm thận, viêm bể thận…Ở nữ giới, vi khuẩn lậu làm tắc ống dẫn trứng, viêm nhiễm vùng chậu,…Khi mắc bệnh lậu lâu năm, người bệnh còn gặp phải các biến chứng liên quan đến gan, khớp,…

Gây ra tình trạng vô sinh

Vi khuẩn lậu thường sinh sôi và phát triển ở các bộ phận sinh dục và đường niệu đạo. Chúng làm tổn thương và phá hủy các bộ phận này. Điều đó ảnh hưởng không nhỏ đến chức năng sinh sản của người bệnh. Họ sẽ rất khó thụ thai, thậm chí đối mặt với vô sinh. 

Ảnh hưởng trực tiếp đến miệng, mắt, hậu môn

  • Khi bị bệnh lậu ở miệng, người bệnh sẽ bị viêm họng và amidan. Họ khó có thể nhai nuốt bình thường và miệng thì bốc mùi hôi khó chịu.
  • Khi bị bệnh lậu ở mắt, bệnh nhân khó nhìn rõ và bị suy giảm thị lực. Để lâu dần, họ còn có thể bị viêm giác mạc và tệ nhất là mù lòa.
  • Khi bị lậu ở hậu môn, người bệnh cực kỳ khó khăn khi đại tiện vì hậu môn bị viêm nhiễm gây đau rát, sưng tấy.  

Nguy hiểm với phụ nữ mang thai

Bệnh lậu có thể khiến phụ nữ mang thai đối mặt với các tình trạng vô cùng nguy hiểm như sinh non, vỡ ối sớm, thậm chí là sảy thai. Với thai nhi, khi sinh ra sẽ dễ bị viêm màng não, nhiễm lậu bẩm sinh hay mù lòa vĩnh viễn. 

Phương pháp điều trị bệnh lậu

Phương pháp nội khoa 

Phương pháp này thích hợp với người mắc bệnh lậu cấp tính. Người bệnh được thăm khám và xét nghiệm để bác sĩ nắm rõ tình trạng bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh nhằm ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn lậu. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ liều lượng sử dụng mà bác sĩ chỉ định để tránh các tác dụng phụ. Trong thời gian điều trị, bệnh nhân tuyệt đối không quan hệ tình dục bừa bãi để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác. 

Phương pháp ngoại khoa 

Phương pháp này có thể áp dụng với người mới bị bệnh lậu hoặc cả với những người bị bệnh lậu lâu năm. Gen – DHA là phương pháp điều trị ngoại khoa phổ biến nhất. Nó giúp điều trị bệnh lậu bằng cách thâm nhập vào các bộ phận nhiễm song cầu khuẩn lậu rồi loại bỏ vi khuẩn bằng các công nghệ chuyên dụng. Phương pháp này thường được sử dụng vì tác dụng nhanh và hiệu quả. Bạn cần đến các cơ sở y tế chuyên nghiệp, chất lượng để thực hiện điều trị nếu có nhu cầu.

Cách xét nghiệm bệnh lậu

Nếu bạn có những biểu hiện của bệnh lậu thì cần đến bệnh viện để xét nghiệm xem mình có mắc bệnh không để kịp thời chữa trị. Hiện nay, có khá nhiều phương pháp để chẩn đoán ra bệnh như: 

Xét nghiệm khuếch đại Axit Nucleic 

Xét nghiệm này sẽ tìm ra gen của vi khuẩn lậu bằng cách sàng lọc DNA của vi khuẩn lậu trong mẫu nước tiểu hoặc mẫu dịch lấy ở bộ phận nghi ngờ nhiễm khuẩn của người bệnh. 

Xét nghiệm máu

Đây là xét nghiệm phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Bằng các thiết bị chuyên dụng, bác sĩ sẽ lấy máu của người bệnh rồi phân tích và kết luận có tìm ra vi khuẩn lậu hay không. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể xem người bệnh còn mắc bệnh truyền nhiễm nào khác không.

Xet nghiem mau de xac dinh benh lau
Xét nghiệm máu để xác định bệnh lậu

Xét nghiệm thử nghiệm miễn dịch Enzyme 

Các bác sĩ sẽ lấy mẫu dịch ở cổ tử cung hoặc dương vật của người bệnh để làm xét nghiệm. Bằng thử nghiệm huỳnh quang và thử nghiệm miễn dịch, bác sĩ sẽ tìm các kháng nguyên của bệnh lậu. Nếu có kháng nguyên tức là người đó đã nhiễm bệnh. 

Xét nghiệm dịch niệu đạo

Dịch mủ ở niệu đạo người bệnh được lấy ra rồi nhuộm bệnh phẩm và soi vi khuẩn bằng thiết bị chuyên dụng. Bằng các đánh giá mang tính chuyên môn, bác sĩ sẽ kết luận về việc bạn có mắc bệnh lâu hay không. 

Xét nghiệm nước tiểu

Cũng giống với xét nghiệm máu, đây là phương pháp dễ thực hiện và được nhiều người lựa chọn. Nếu kiểm tra mẫu nước tiểu của bạn mà phát hiện có vi khuẩn lậu, bạn cần tiến hành chữa trị càng sớm càng tốt. 

Phương pháp phòng ngừa bệnh lậu

Căn bệnh này rất nguy hiểm và có nhiều biến chứng phức tạp. Vì vậy để bảo vệ bản thân và những người xung quanh, bạn cần tuân thủ các nguyên tắc sau để phòng tránh bệnh lậu:

  • Sử dụng các biện pháp bảo vệ khi quan hệ hệ tình dục. Tránh tiếp xúc khi quan hệ qua đường miệng hoặc đường hậu môn.
  • Không quan hệ tình dục bừa bãi, quan hệ với những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao.
  • Tránh dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, vệ sinh cơ thể sạch sẽ
  • Thăm khám trước khi quyết định mang thai để tránh lây nhiễm bệnh từ mẹ sang con
  • Đi kiểm tra sức khỏe định kỳ thường xuyên để nắm rõ tình trạng của mình
  • Khi phát hiện mắc bệnh, cần chữa trị ngay ở các cơ sở y tế uy tín và không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị
Phong ngua benh lau bang cach quan he tinh duc an toan
Phòng ngừa bệnh lậu bằng cách quan hệ tình dục an toàn

Như vậy, chúng tôi đã cung cấp cho bạn một số thông tin cơ bản về căn bệnh lậu cũng như phương pháp điều trị khi mắc bệnh. Hy vọng bài viết này giúp ích được cho bạn. Chúc bạn luôn khỏe mạnh.

Danh mục: Bệnh lậu