Trang chủBệnh giang mai
Bệnh giang mai là căn bệnh phổ biến, dễ mắc phải nếu có đời sống tình dục không lành mạnh. Y học ngày nay đã phát triển đã giúp cho công việc xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai trở nên dễ dàng hơn. Vậy bệnh giang mai cần xét nghiệm gì? Có những phương pháp xét nghiệm nào? Xét nghiệm giang mai như thế nào?,…. Hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu với các bạn những thông tin bạn cần biết về xét nghiệm giang mai.
Xét nghiệm chẩn đoán bệnh giang mai là vấn đề vô cùng cần thiết để bác sĩ biết được xoắn giang mai có đang hiện diện trong cơ thể của bạn hay không và nếu có thì mức độ phát triển của chúng như thế nào. Có thể kiểm tra, chẩn đoán bệnh bằng 3 phương pháp xét nghiệm giang mai dưới đây:
Mẫu bệnh phẩm được bác sĩ chuyên khoa chọn lấy ở các vết loét trên người bệnh nhân, sau đó tìm xoắn khoản bằng soi dưới kính hiển vi. Phương pháp này chỉ kiểm tra được khi bệnh ở giai đoạn đầu, có những dấu hiệu phát bệnh bên ngoài như viêm loét, xuất hiện những vết trợt nông trên da.
Theo chế chế đề kháng tự nhiên của cơ thể, khi bị nhiễm giang mai, cơ thể người bệnh sẽ sản sinh ra các kháng thể chống lại sự xâm nhập và phát triển bệnh. Xét nghiệm RPR là một xét nghiệm phản ứng sàng lọc giúp bác sĩ phát hiện được kháng thể đó. Xét nghiệm RPR còn có thể giúp bác sĩ kiểm tra được giang mai có trong dịch não tủy hay không (RPR dịch não tủy) hoặc trong nước ối đối với phụ nữ mang thai (RPR) nước ối.
Đây là những xét nghiệm nhằm tìm ra kháng thể đặc hiệu bệnh giang mai có trong huyết thanh của người bệnh. Phương pháp này được thực bằng cách lấy mẫu máu của người bệnh.
Các kháng thể giang mai luôn tồn tại trong máu của người bệnh. Do đó, xét nghiệm máu là 1 cách tốt để các bác sĩ chẩn đoán bạn có đang mắc bệnh giang mai hay không. Đây là cách phát hiện nhanh chóng và chính xác nhất. Các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu, mô hoặc chất lỏng từ vết thương giang mai và đem đi kiểm tra các kháng thể chống nhiễm trùng, xét nghiệm dịch và mô để phát hiện xoắn khuẩn giang mai.
Nên xét nghiệm giang mai sau bao lâu là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Điều này phụ thuộc nhiều vào thời gian ủ bệnh của từng người. Thường thì thời gian ủ bệnh trung bình là khoảng 3 -4 tuần, chậm thì kéo dài đến 3 tháng. Nếu xét nghiệm trong giai đoạn ủ bệnh thì rất khó để biết chính xác. Để chắc chắn, khi cơ thể có các biểu hiện thất thường như viêm loét ở bộ phận sinh dục, nổi mẩn đỏ như ban nhưng không ngứa khoảng 1 – 2 tuần thì bạn nên đi làm xét nghiệm chẩn đoán giang mai. Lúc này, cơ thể đã qua giai đoạn ủ bệnh nên xác xuất chính xác sẽ cao hơn rất nhiều.
Thông thường sẽ 5 bước để bạn thực hiện xét nghiệm chẩn đoán giang mai khi cảm thấy cơ thể phát ra những tín hiệu bất thường và nghi ngờ mắc bệnh
Tìm hiểu các cơ sở y tế uy tín, có chuyên môn trong vấn đề làm xét nghiệm chẩn đoán giang mai. Nên chọn những cơ sở có đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao để có kết quả xét nghiệm chẩn đoán chính xác nhất.
Đăng ký làm hồ sơ xét nghiệm chẩn đoán giang mai ở cơ sở y tế. Điền đầy đủ các thông tin cá nhân, tiền sử sức khỏe và một số câu hỏi cần thiết của nơi khám
Trả lời một số câu hỏi cơ bản của bác sĩ nhằm biết được tình trạng sức khỏe tổng quát của người khám. Bác sĩ sẽ yêu cầu trả lời chính xác một số vấn đề như: Chiều cao, cân nặng, sinh hoạt tình dục của người bệnh như thế nào, những thay đổi bất thường của cơ thể, có xuất hiện các vết loét ở bộ phận sinh dục hay miệng, môi, lưỡi hay không. Đối với nữ thì có thêm chu kì kinh nguyệt.
Bác sĩ hướng dẫn cho bạn biết bệnh giang mai cần xét nghiệm gì. Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ra những cách xét nghiệm giang mai như xét nghiệm bằng kính hiển vi, xét nghiệm máu, xét nghiệm RPR, xét nghiệm TPPA và TPHA,…..
Nhận kết quả. Bác sĩ sẽ trả kết quả xét nghiệm giang mai cho người bệnh. Trong trường hợp kết quả dương tính với giang mai thì người bệnh sẽ được bác sĩ tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị giang mai phù hợp. Lưu ý trong quá trình điều trị, người bệnh nên thực hiện nghiêm túc theo sự chỉ định của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.
Kết quả xét nghiệm giang mai nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau:
Những cơ sở y tế uy tín và có chuyên khoa xét nghiệm điều trị giang mai thường sẽ cho kết quả xét nghiệm giang mai nhanh hơn. Hơn nữa, những trang thiết bị y tế của những nơi này cũng được trang bị đầy đủ, hiện đại. Điều này sẽ rút ngắn thời gian xét nghiệm.
Có nhiều phương pháp giúp người bệnh kiểm tra được mình có mắc bệnh giang mai hay không. Tuy nhiên, nếu chọn lựa những phương pháp hiện đại kết hợp sử dụng máy móc công nghệ cao thì kết quả sẽ tối ưu và nhanh chóng hơn. Nhược điểm duy của nó chính là chi phí cao. Vì thế bạn nên cân nhắc khi lựa chọn.
Bệnh giang mai được xét nghiệm chẩn đoán ở giai đoạn mà bệnh đã có những biểu hiện rõ ràng sẽ cho ra kết quả chính xác nhất. Ngược lại, nếu xét nghiệm trong giai đoạn ủ bệnh thì quá trình xét nghiệm thường phức tạp hơn nhưng kết quả chính xác không cao. Sau khoảng 3 tháng, người bệnh thường phải thực hiện xét nghiệm lại.
Bệnh viện da liễu là bệnh viện chuyên khám và điều trị các bệnh lý về da và bệnh truyền nhiễm lây qua đường tình dục. Do đó, xét nghiệm giang mai ở bệnh viện da là một lựa chọn hợp lý đối với người bệnh. Hơn nữa, các bệnh viện da liễu hiện nay luôn được trang bị các thiết bị y khoa phù hợp để chẩn đoán bệnh tốt hơn. Chẳng hạn như máy laser CO2, máy xét nghiệm máu sinh hóa, hệ thống Vtrac Excimer lamp,…. Người bệnh có thể yên tâm và tin tưởng khi xét nghiêm chẩn đoán giang mai và điều trị bệnh ở đây
Bài viết Những thông tin bạn cần biết về xét nghiệm giang mai trên đây đã giúp bạn giải đáp tất cả các thắc mắc thường gặp nhất liên quan đến việc xét nghiệm giang mai. Chúng tôi hy vọng đã đem đến cho các bạn những thông tin thật sự hữu ích.
Danh mục: Bệnh giang mai
Bài viết liên quan