Bệnh giang mai như thế nào? Cách chữa bệnh giang mai ra sao

Ngày nay, bệnh giang mai không còn xa lạ với mọi người. Bệnh giang mai phát triển theo nhiều giai đoạn. Và khi đã phát hiện bệnh thì nên chủ động thăm khám để cho những phác đồ điều trị tốt nhất vì để càng lâu thì người bệnh sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm. Để hiểu hơn bệnh giang mai như thế nào cũng như cách chữa bệnh giang mai như thế nào thì mới các bài cũng theo dõi bài viết dưới đây

Bệnh giang mai như thế nào?

Bệnh giang mai sẽ trải qua 3 giai đoạn phát triển chính. Ở mỗi giai đoạn sẽ có những dấu hiệu đặc trưng khác nhau mà mọi người cần phải chú ý để phát hiện bệnh.

Benh giang mai nhu the nao
Bệnh giang mai như thế nào

Giai đoạn 1 (thời kỳ ủ bệnh)

Bắt đầu có các triệu chứng của săng và hạch. Đó là những vết viêm loét do tiếp xúc với xoắn khuẩn giang mai, còn gọi là săng giang mai. Vị trí xuất hiện săng giang mai thường gặp nhất là ở niêm mạc sinh dục. Đó là một vết trợt nông có kích thước 0.5 – 2cm, không có gờ nổi, có giới hạn rõ đều, khi sờ sẽ thấy cứng và bóp thì không đau, ngứa và mủ. Săng giang có thể có dạng hình tròn hoặc bầu dục.

Săng giang mai có thể xuất hiện ở miệng, lưỡi hoặc môi nhưng nhiều nhất vẫn là ở niêm mạc sinh dục. Ở nam giới là vị trí dương vật, quy đầu bìu hoặc miệng sáo,.. còn đối với nữ thì sẽ là mép âm hộ, môi lớn, môi bé.

Sau khi săng giang mai xuất hiện tâm 5 – 6 ngày thì hạch bắt đầu nổi. Hạch sưng to ở vùng bẹn thành chùm và hạch to nhất được gọi là hạch chúa. Săng giang mai có thể tự biến mất và không để lại sẹo sau 4 – 8 tuần. kết thúc thời kỳ ủ bệnh này cũng tức là bệnh giang mai đang phát triển sang một giai đoạn khác.

Giai đoạn 2

Giai đoạn này được tính từ sau 45 ngày sau khi xuất hiện săng giang mai và có thể kéo dài đến 3 năm. Người bệnh có các nốt mẩn nổi sần sùi màu nâu đỏ không đau, không ngứa ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, hậu môn và bộ phận sinh dục. Các vết mẩn đỏ này cũng có hình dạng khác nhau, có thể là vết thâm nhiễm có viền xung quanh hoặc có dạng vảy nến, dạng trứng cá,…

Người bệnh thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, rụng tóc, sụt cân đột ngột mà không biết nguyên nhân. Ngoài ra, có thể xuất hiện một vài biểu hiện như đau đầu, khàn tiếng, sốt, đau họng, nhức mỏi, chán ăn…

Cac giai doan phat trien cua benh giang mai
Các giai đoạn phát triển của bệnh giang mai

Giai đoạn 3

Tùy theo người mà giai đoạn này có thể xuất hiện sau 5,10 hoặc 15 năm  từ sau khi xuất hiện săng giang mai của giai đoạn đầu. Đây là giai đoạn bùng phát của bệnh và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như giang tim mạch, giang thần kinh hoặc phát triển thành củ giang mai. Biểu hiện của giai đoạn này đó là có những vết săng thương sâu, gôm ở xương hoặc da, nội tạng, tim mạch và thần kinh.

Ở giai đoạn này, xoắn khuẩn đã xâm nhập vào các cơ quan nội tạng chứ không còn ở da hay niêm mạc. Do vậy, người bệnh ít có khả năng lây nhiễm bệnh cho người khác. Nếu bệnh phát triển đến giai đoạn này mà vẫn không được điều trị thì bệnh sẽ tổn thương đến tim, não, dây thần kinh, xương và các bộ phận khác trên cơ thể.

Bieu hien cua benh giang mai
Biểu hiện của bệnh giang mai

Bệnh lậu giang mai như thế nào?

Bệnh lậu và bệnh giang mai là 2 căn bệnh xã hội nguy hiểm và dễ mắc phải nếu quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài con đường quan hệ tình dục thì bệnh lậu và giang mai còn có khả năng lây truyền qua đường máu, từ mẹ sang con, tiếp xúc với vết thương hở, dùng chung vật dụng. Tuy nhiên, đây là 2 bệnh khác nhau chứ không như nhiều người vẫn nghĩ và vẫn gọi là bệnh lậu giang mai.  

Phân biệt bệnh lậu và giang mai

  • Sự khác nhau đầu tiên của bệnh lậu và giang mai chính là tác nhân gây bệnh. Bệnh lậu là do vi khuẩn neisseria gonorrhoeae xâm nhập vào cơ thể gây ra còn giang mai là bệnh gây ra bởi 1 loại xoắn khuẩn Treponema pallidum.
  • Thời gian ủ bệnh của bệnh lậu ngắn hơn, chỉ tầm 2 – 10 ngày. Trong khi đó, thời gian ủ bệnh trung bình của những người bệnh giang mai là trên 30 ngày
  • Biểu hiện của bệnh: Biểu hiện của bệnh giang mai là những săng giang mai, vết loét không đau ở bộ phận sinh dục, sau đó là nổi mẩn đỏ như nổi ban ở lòng bàn tay, bàn chân, hậu môn. Biểu hiện của bệnh lậu là dương vật và âm đạo xuất hiện dịch như mủ và có mùi, tiểu buốt, nước tiểu có máu, đau rát sau khi quan hệ, có thể sốt cao, chảy mủ vào buổi sáng.

Hậu quả của bệnh

  • Bệnh lậu nếu không được chữa trị sẽ gây ra viêm nhiễm, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Phụ nữ mang thai mắc bệnh lậu tiềm ẩn nguy cơ sảy thai, thai ngoài tử cung, em bé sinh ra bị viêm khớp, mù lòa.
  • Bệnh giang mai sau khi chữa khỏi vẫn có thể để lại các vết sẹo ở niêm. Ở giai đoạn bệnh phát triển nặng sẽ xâm nhập đến nhiều bộ phận trong cơ thể, ảnh hưởng đến hệ nội tạng, hệ thần kinh, hệ cơ xương, bại liệt, gây rối loạn tâm lý và hành vi thậm chí dẫn đến tử vong.

Bệnh lậu giang mai có thể chữa được không?

Bệnh lậu giang mai hoàn toàn có thể chữa được nếu được phát hiện sớm và có phương pháp điều trị phù hợp. Để bệnh phát triển càng lâu thì phác đồ điều trị càng phức tạp và khó để trị dứt điểm. Do đó, khi biết mình mắc bệnh lậu giang mai thì nguwoif bệnh nên kiên nhẫn, thường xuyên thăm khám và điều trị theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý điều trị tại nhà cũng như che giấu bệnh.

Chữa bệnh giang mai như thế nào?

Hiện nay, bệnh giang được chữa trị chủ yếu bằng phương pháp dùng thuốc kháng sinh để ngăn chặn bệnh phát triển cũng như kìm hãm sự lây lan cho người khác. Khi được kiểm tra và phát hiện bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp điều trị và việc sử dụng thuốc như thế nào cũng do bác sĩ chỉ định.

Bệnh giang mai hoàn toàn có thể được chữa khỏi và không để lại hậu quả gì khi được phát hiện sớm và xử lý kịp thời. Việc điều trị giang mai sẽ có kết quả tốt nhất nếu được phát hiện ở 2 giai đoạn đầu, khi đó xoắn khuẩn giang mai vẫn chưa thể nhập và gây tổn thương các cơ quan nội tạng như tim, hệ thần kinh

Tham kham va dieu tri benh som la cach chua benh tot nhat
Thăm khám và điều trị bệnh sớm là cách chữa bệnh tốt nhất

Chữa bệnh giang mai khi phát hiện bệnh ở những giai đoạn đầu.

Bác sĩ sẽ cho người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh có tên Penicillin, một loại kháng sinh điều trị đặc hiệu bệnh giang mai. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thay thế bằng kháng sinh doxycycline, azithromycin hoặc ceftriaxone nếu cơ địa người bệnh không thích ứng với Penicillin.

Chữa bệnh giang mai khi phát hiện bệnh muộn

Người bệnh không được có quan hệ tình dục cho đến khi những vết viêm loét đã phục hồi hoàn toàn. Hằng ngày, bác sĩ sẽ tiêm tĩnh mạch kháng sinh Penicillin cho người bệnh.

Trên đây là những thông tin về lậu giang mai và bệnh giang mai như thế nào,cũng như cách chữa bệnh giang mai. Hy vọng các bạn sẽ có được những kiến thức bổ ích từ bài viết này.

Danh mục: Bệnh giang mai