Vì sao nữ giới dễ mắc bệnh sùi mào gà ở vùng kín ?

Chị em nữ giới bị bệnh sùi mào gà ở vùng kín cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời – đúng cách. Vì nếu chậm trễ, bệnh sẽ gây nhiều biến chứng, tác động xấu đến khả năng sinh sản, làm tăng nguy cơ hiếm muộn – vô sinh, thậm chí là ung thư cổ tử cung. Do đó, tìm hiểu và nhận biết sớm về bệnh sùi mào gà ở vùng kín là việc làm có ý nghĩa rất quan trọng với chị em. Nhất là nữ giới đang trong độ tuổi sinh sản và chuẩn bị làm mẹ.

Những kiến thức về bệnh sùi mào gà ở vùng kín nữ giới

Sùi mào gà là một dạng bệnh u nhú tình dục trên cơ thể người do virus HPV (Human papilloma) gây ra. Bệnh thường khởi phát tại bộ phận sinh dục, hậu môn, thậm chí là trong khoang miệng, lưỡi, họng của đối tượng nhiễm. Các u nhú, nốt sần, mụn cóc nhỏ sẽ xuất hiện trên bề mặt da. Ban đầu, chúng mọc đơn lẻ, có màu hồng tươi hoặc trắng đục, mềm và dễ vỡ nhưng sau đó sẽ nhanh chóng lan rộng, thành cụm, nhóm, nhìn giống bông súp lơ hoặc mào gà.

Có trên 100 chủng loại virus HPV khác nhau, với mỗi chủng virus sẽ gây ra những tổn thương và ảnh hướng nhất định đến sức khỏe, tinh thần và thể chất của người bệnh. Trong đó, hai chủng virus HPV 16 và 18 được xác định là nguy hiểm nhất. Bởi những chị em nhiễm phải hai chủng virus này thì nguy cơ bị sùi mào gà ở vùng kín ác tính và ung thư cổ tử cung là khá cao.

Cấu tạo bộ phận sinh dục nữ phức tạp và phần lớn là ở phía trong cơ thể. Vì vậy, dấu hiệu sùi mào gà ở vùng kín nữ giới thường khó nhận biết hơn so với nam giới. Do đó, chị em cần ý thức hơn trong công tác theo dõi và chăm sóc bản thân. Khi nhận thấy những dấu hiệu khác thường tại vùng kín hoặc nghi ngờ về các bệnh xã hội, hãy tiến hành thăm khám và chẩn đoán ngay.

Như vậy vì sao nữ giới dễ mắc bệnh sùi mào gà ở vùng kín?

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở vùng kín nữ giới. Quan hệ tình dục không an toàn được xem là con đường chính gây lây truyền virus HPV và các bệnh lý xã hội nguy hiểm khác.

Khi phát sinh quan hệ tình dục dưới các hình thức, như: Âm đạo, hậu môn, đồ chơi tình dục hoặc bằng miệng, virus HPV có trong dịch tiết, tinh dịch, nước bọt của đối tượng nhiễm sẽ xâm nhập vào cơ thể người nữ và gây bệnh sùi mào gà ở vùng kín hoặc những vị trí khác.

Ngoài ra, trong sinh hoạt hàng ngày, nếu chị em nữ giới có truyền máu, tiếp xúc vết thương hở, dùng chung các vật dụng cá nhân có nhiễm virus HPV thì cũng sẽ bị lây truyền bệnh. Bệnh sùi mào gà ở vùng kín nữ giới sẽ khởi phát tại âm đạo, âm hộ, cổ tử cung hoặc lan sang vùng hậu môn – trực tràng.

Triệu chứng lâm sàng của sùi mào gà ở vùng kín nữ giới

Nữ giới sau khi bị nhiễm virus HPV, bệnh sẽ bộc phát sau thời gian ủ từ 2 – 9 tháng. Ban đầu, người bệnh sẽ nhận thấy nhiều nốt sần, sưng nhỏ có màu nâu, hồng tươi hoặc trắng đục, mềm và dễ vỡ khi có va chạm, cọ xát.

Lâu dần, các nốt sùi mào gà sẽ mọc thành từng cụm, nhóm lớn, có hình dạng như mào gà hoặc bông súp lơ. Khi chúng vỡ ra sẽ gây chảy dịch mủ, viêm loét,…khiến vùng kín luôn ướt dích, đau rát, ngứa ngáy khó chịu và kèm mùi hôi tanh.

Sùi mào gà ở vùng kín tác động xấu đến tinh thần, sức khỏe, làm suy giảm hệ miễn dịch; cơ thể mệt mỏi, sụt cân đột ngột, đau đớn khi quan hệ tình dục. Các biến chứng sẽ gây xuất huyết, nhiễm trùng, ảnh hưởng đến buồng trứng, tử cung nếu bệnh không được phát hiện, kiểm soát và điều trị kịp thời.

Bệnh sùi mào gà ở vùng kín nữ giới sẽ có những tác hại nào?

Như đã đề cập, nguy cơ ung thư cổ tử cung là rất lớn nếu bệnh sùi mào gà ở vùng kín của nữ giới do một trong hai hoặc cả hai chủng virus HPV 16 và 18 gây ra. Bên cạnh đó, một số chủng virus HPV khác cũng được chứng minh là có liên quan đến ung thư khoang miệng, vòng họng, âm hộ và hậu môn – trực tràng.

Thực tế, không hẳn mọi trường hợp bị sùi mào gà đều dẫn đến ung thư. Tuy nhiên, để chắc chắn về điều này, chị em nữ giới cần được làm các xét nghiệm virus HPV cần thiết để xác định được chủng virus HPV gây bệnh.

Việc bị sùi mào gà khi mang thai sẽ khiến chị em gặp nhiều khó khăn trong sinh hoạt và dễ gây ra hiện tượng xuất huyết kéo dài trong quá trình sinh nở. Trẻ em khi được sinh ra cũng có nguy cơ lây dính virus HPV có trong dịch máu ở âm đạo và cổ tử cung của người mẹ.

Trong trường hợp chị em bị sùi mào gà ở vùng kín và chưa được điều trị dứt điểm hãy lựa chọn phương pháp sinh mổ để ngăn chặn khả năng con trẻ bị lây truyền virus HPV.

Các biện pháp điều trị và phòng tránh sùi mào ở vùng kín nữ giới

Với người bệnh, qua thăm khám và chẩn đoán tổng quát xác định tình trạng, mức độ bệnh. Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định liệu pháp chữa trị phù hợp với từng đối tượng.

Ở giai đoạn bệnh nhẹ, một số loại thuốc kháng sinh, kháng viêm, giảm đau dưới dạng dịch tiêm, viêm uống hoặc kem bôi sẽ được bác sĩ chuyên khoa kê đơn và hướng dẫn người bệnh sử dụng trong thời gian nhất định. Điều này sẽ giúp kiểm soát và khống chế các tổn thương. Đồng thời, tăng cường hệ miễn dịch tại chỗ và toàn thân để có thể dần loại bỏ virus HPV.

Ở giai đoạn bệnh nặng, việc điều thuốc sẽ được kết hợp với các phương pháp như: Đốt điện, Laser, Áp lạnh,…để phá hủy cấu trúc nốt sùi, u nhú trên da và kiểm soát virus HPV từ bên trong nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát và dần tiêu diệt virus HPV.

Chú ý chế độ sinh hoạt trong thời gian điều trị bệnh

Nền Y học hiện nay vẫn chưa tìm ra thuốc đặc trị có thể tiêu diệt hoàn toàn virus HPV trong một lần điều trị. Do vậy, các biện pháp dùng thuốc hay phẫu thuật chỉ có tác dụng tạm thời và mang tính hỗ trợ nên thời gian của quá trình điều trị là khá dài. Người bệnh cần kiên trì và phối hợp thật chặt chẽ cùng bác sĩ để có được kết quả như mong đợi.

Với những người khỏe mạnh, để phòng tránh bệnh sùi mào gà ở vùng kín. Chị em hãy xây dựng một lối sống lành mạnh; tình dục an toàn, điều độ và chung thủy; vệ sinh vùng kín đúng cách, nhất là trong chu kỳ kinh, trước và sau khi quan hệ;

Làm việc, nghỉ ngơi và hoạt động thể chất hợp lý, đảm bảo ổn định về tinh thần, tăng cao sức đề kháng, bổ sung dưỡng chất cần thiết trong chế độ ăn uống; Thăm khám phụ khoa và làm các xét nghiệm bệnh xã hội định kỳ hoặc khi có các dấu hiệu, nghi ngờ về sùi mào gà.

Mong rằng, với những thông tin về bệnh sùi mào gà ở vùng kín nữ giới trên đây. Quý chị em đã ý thức được mức độ nguy hại của bệnh. Từ đó chủ động và chú trọng hơn trong công tác khám chữa. Hãy bảo vệ sức khỏe  – sức khỏe sinh sản vì tương lai của chính bạn và những người thân yêu.

Danh mục: Bệnh sùi mào gà