Bệnh giang mai và dấu hiệu của bệnh giang mai, đừng chủ quan!

Giang mai hay còn được biết đến với những tên gọi khác như bệnh sùi mào gà là một căn bệnh mà ai trong chúng ta cũng đã từng nghe qua. Xong bạn có thực sự hiểu rõ về căn bệnh nguy hiểm này chưa? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu của bệnh giang mai và các giải pháp phòng tránh bệnh để bảo vệ sức khỏe của bạn cũng như của cả cộng đồng nhé. 

Benh giang mai la gi
Bệnh giang mai là gì

Bệnh giang mai là gì? Những nguyên nhân gây bệnh giang mai?

Giang mai là một loại bệnh lây lan qua đường tình dục do xoắn khuẩn Treponema pallidum gây ra. Cùng với HIV/AIDS, giang mai được xếp vào top những bệnh xã hội nguy hiểm bởi tốc độ lây lan nhanh chóng, nguy cơ gây ra nhiều hệ lụy xấu tới sức khỏe con người và là gánh nặng của cả xã hội. 

Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh giang mai ở cả nam và nữ giới. Cụ thể là do:

  •  Quan hệ tình dục không an toàn với người đang mang bệnh: Bệnh có thể lây lan qua tất cả các hình thức quan hệ tình dục như: qua đường âm đạo, qua miệng hay hậu môn.
  • Có tiếp xúc thân mật như ôm, hôn với người bệnh hoặc có tiếp xúc với vết thương hở của người bị bệnh.
  • Lây từ mẹ sang con
  • Lây qua đường máu do vô tình truyền phải máu của người mắc bệnh.
Xoan khuan gay benh giang mai
Xoắn khuẩn gây bệnh giang mai

Các dấu hiệu của bệnh giang mai 

Bệnh giang mai phát triển qua 4 giai đoạn, có cả giai đoạn ủ bệnh kéo dài từ 10 đến 90 ngày kể từ sau khi bị nhiễm khuẩn giang mai, sau đó mới xuất hiện những dấu hiệu của bệnh. Với mỗi giai đoạn, bệnh sẽ bộc lộ những đặc điểm, dấu hiệu riêng. Vậy cụ thể dấu hiệu của bệnh giang mai qua 4 giai đoạn ra sao?

  • Giai đoạn 1: Người bệnh giang mai ở giai đoạn 1 nếu kịp thời phát hiện thì có thể điều trị dứt điểm rất đơn giản, nhanh chóng và ít để lại di chứng trên cơ thể. Ở giai đoạn này, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các vết loét hình tròn hoặc hình bầu dục đỏ, nông, nhẵn gọi là săng giang mai. 
Bieu hien benh giang mai giai doan 1
Biểu hiện bệnh giang mai giai đoạn 1

Đối với nam giới: Săng giang mai thường xuất hiện ở bộ phận sinh dục như: Bao quy đầu, quy đầu, rãnh quy đầu, bìu, lỗ sáo hoặc xuất hiện xung quanh hậu môn, lỗ hậu môn, bên trong hậu môn; thậm chí là ở miệng, lưỡi hay xung quanh vùng môi.  

Sang giang mai o nam gioi
Săng giang mai ở nam giới

Đối với nữ giới: Săng giang mai có thể xuất hiện ở nơi đầu tiên nhiễm khuẩn giang mai hoặc xuất hiện ở vùng âm đạo, tử cung, âm hộ, hậu môn, miệng, lưỡi, môi lớn, môi bé. 

Sang giang mai o nu gioi
Săng giang mai ở nữ giới

Săng giang mai không gây mủ, không ngứa ngáy, không gây khó chịu hay đau đớn cho người bệnh và thường chỉ kéo dài trong khoảng từ 2 đến 6 tuần sau đó tự mất đi khiến người bệnh lầm tưởng bệnh đã hết. Tuy nhiên thực tế, săng giang mai lặn là bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn 

  • Giai đoạn 2: Giai đoạn này, cơ thể người bệnh xuất hiện phát ban hồng hoặc ngả màu hơi tím trên khắp cơ thể, tập trung chủ yếu ở phần mạn sườn, lưng, lòng bàn tay, lòng bàn chân và tứ chi. Những nốt ban không ngứa, không bong tróc, không gây đau đớn, không nổi lên trên bề mặt mà ẩn dưới da, khi nhấn tay vào nốt ban thì chúng sẽ biến mất. 
Dau hieu benh giang mai giai doan 2
Dấu hiệu bệnh giang mai giai đoạn 2

Bên cạnh đó, ở giai đoạn này người bệnh sẽ xuất hiện những triệu chứng đi kèm như: mệt mỏi, kém ăn, đau họng, đau nhức xương khớp, nổi hạch ở bẹn, nách, cổ, rụng tóc, viêm giác mạc,…

Hach giang mai o nach
Hạch giang mai ở nách

Những dấu hiệu của bệnh giang mai ở giai đoạn này khá giống nhau ở cả nam và nữ. Sau khoảng từ 3 đến 6 tuần, phát ban hay các triệu chứng khác cũng dần dần biến mất mà không cần can thiệp điều trị, khi đó, bệnh đã chuyển sang giai đoạn tiềm ẩn

  • Giai đoạn tiềm ẩn: Sang giai đoạn này, bệnh không có biểu hiện nào đặc trưng mà tiến triển một cách âm thầm khiến người bệnh chủ quan, không nghi ngờ mình đang mắc bệnh. Thực tế, ở giai đoạn này, xoắn khuẩn giang mai đã bắt đầu ăn vào máu của người bệnh khiến cho việc phát hiện càng trở nên khó khăn. Muốn xác nhận bệnh tính, người bệnh cần phải đi xét nghiệm huyết thanh.
  • Giai đoạn 4 (giai đoạn cuối): Giai đoạn này xảy ra sau từ khoảng 3 đến 15 năm kể từ ngày cơ thể người bệnh nhiễm khuẩn giang mai. Đến giai đoạn này, giang mai đã không còn khả năng lây bệnh cho người xung quanh, khuẩn giang mai đã ăn sâu và cư trú trong cơ thể người bệnh. 

Người bệnh ở giai đoạn cuối có thể rơi vào tình trạng mù lòa, điếc, phình động mạch, liệt người, đột quỵ, hoại tử, động kinh,… thậm chí là tử vong. 

Benh giang mai giai doan cuoi
Bệnh giang mai giai đoạn cuối

Cách phòng tránh bệnh giang mai

Để phòng chống bệnh lậu giang mai, cần:

  • Quan hệ tình dục chung thủy với một người bạn tình. 
  • Với các đối tượng lạ, buộc phải có những biện pháp quan hệ tình dục an toàn như sử dụng bao cao su.

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về bệnh giang mai, những triệu chứng cũng như cách thức phòng bệnh để có thể bảo vệ sức khỏe bản thân, những người xung quanh và cả cộng đồng, xã hội. 

Danh mục: Bệnh giang mai