Phân biệt bệnh lậu giang mai, nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh

Bệnh lậu và giang mai là hai căn bệnh xã hội nguy hiểm đối với con người bởi tốc độ truyền bệnh nhanh chóng. Cho đến hiện nay, có rất nhiều người vẫn nhầm lẫn hai căn bệnh này là một, xong thực tế không phải vậy. Trong bài viết này, hãy cùng chúng tôi phân biệt bệnh lậu giang mai: nguyên nhân và phòng tránh bệnh để hiểu rõ hơn về hai căn bệnh này nhé!

Nguyên nhân gây bệnh lậu giang mai?

Bệnh lậu là căn bệnh nhiễm trùng do cầu khuẩn Neisseria Gonorhoeae gây ra. Loại vi khuẩn này sinh sôi và phát triển chủ yếu trên cơ quan sinh dục của nam và nữ. Xong chúng cũng có khả năng di chuyển, lan ra những vùng da khác trên cơ thể như: miệng, hậu môn,… tùy theo hình thức quan hệ tình dục ở cả nam và nữ giới. 

Phan biet benh lau giang mai
Phân biệt bệnh lậu giang mai

Bệnh giang mai là căn bệnh hoa liễu do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra. Xoắn khuẩn giang mai xuất hiện trên cơ thể người ở vị trí đầu tiên tiếp xúc với chúng, sau đó cũng có thể lan rộng ra nhiều vị trí khác trên cơ thể người. Loại vi khuẩn này sống dai dẳng trong môi trường ẩm ướt và chỉ có khả năng lây bệnh cho người. 

Bệnh lậu giang mai tuy khác nhau về nguồn gốc gây bệnh, tuy nhiên nguyên nhân trực tiếp gây ra hai căn bệnh lại có nhiều điểm giống nhau.

Những nguyên nhân chủ yếu gây bệnh lậu giang mai ở cả nam và nữ giới là:

  • Do quan hệ tình dục không an toàn.
  • Quan hệ tình dục với nhiều đối tượng, quan hệ tình dục đồng tính mà không có biện pháp bảo vệ.
Quan he tinh duc khong an toan gay benh lau giang mai
Quan hệ tình dục không an toàn gây bệnh lậu giang mai
  • Lây truyền từ mẹ sang con
  • Có tiếp xúc trực tiếp với máu của người lây bệnh qua vết thương hở trên tay, miệng, kim tiêm…

Phân biệt bệnh lậu giang mai?

Điểm giống nhau:

  • Con đường truyền nhiễm chủ yếu là do quan hệ tình dục không an toàn và lây truyền từ mẹ sang con. 
  • Gây hệ lụy xấu về tâm lý, sức khỏe người bệnh.

Khi mắc bệnh lậu giang mai, nếu không được điều trị kịp thời, bệnh sẽ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm như: Gây tổn thương toàn bộ tế bào da, làm biến dạng cơ thể; người bệnh có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan cơ quan sinh sản, gây vô sinh hoặc hiếm muộn; đặc biệt là các biến chứng lớn như: thần kinh, động kinh, đột quỵ,…thậm chí là tử vong.

  • Đe dọa đến an toàn sức khỏe của cả cộng đồng.

Điểm khác nhau: Bệnh lậu và giang mai khác nhau chủ yếu ở triệu chứng biểu hiện bệnh.

  • Bệnh lậu: Sau khi cầu khuẩn xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ có thời gian ủ bệnh từ 2 – 9 ngày trước khi phát ra các triệu chứng cụ thể. Bệnh có 2 giai đoạn phát triển: cấp tính và mãn tính.

Ở giai đoạn cấp tính: Người bệnh thường có biểu hiện như ngứa ngáy, sưng, viêm bộ phận sinh dục; đi tiểu nhiều lần, tiểu buốt, tiểu rát; nam giới ra nhiều dịch mủ ở niệu đạo, nữ giới ra nhiều khí hư, mùi hôi tanh bất thường. 

Lau cau o nam gioi
Lậu cầu ở nam giới

Ở giai đoạn mãn tính: Các triệu chứng của giai đoạn cấp tính giảm dần. Nam giới có hiện tượng xuất tinh về đêm, đau, ra máu khi quan hệ; nữ giới không có biểu hiện rõ rệt, chỉ thấy đau buốt khi tiểu và khí hư có màu và mùi bất thường.

Benh lau o nu gioi
Bệnh lậu ở nữ giới
  • Bệnh giang mai: So với bệnh lậu thì giang mai có thời gian ủ bệnh lâu hơn, từ 2 – 4 tuần tùy theo thể trạng mỗi người, sau đó mới xuất hiện những triệu chứng cụ thể. Bệnh giang mai có 4 giai đoạn phát triển, tương ứng với mỗi giai đoạn sẽ có các triệu chứng biểu hiện khác nhau. Cụ thể:

Giai đoạn 1: Cơ thể người bệnh xuất hiện vết loét đỏ hồng hoặc tím gọi là săng giang mai, chúng sẽ tự mất đi sau khoảng 1 – 2 tháng mà không cần can thiệp gì. 

Benh giang mai giai doan 1
Bệnh giang mai giai đoạn 1

Giai đoạn 2: Phát ban đỏ xuất hiện trên cơ thể, tập trung ở lưng, bụng, tứ chi và lòng bàn tay, chân… cùng với đó là các triệu chứng đi kèm như: sốt, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức xương khớp, sụt cân nhanh chóng….

Benh giang mai giai doan 2
Bệnh giang mai giai đoạn 2

Giai đoạn 3: Các dấu hiệu bệnh biến mất  và thường kéo dài từ 1 năm trở lên.

Giai đoạn 4: Bệnh nhân bị biến chứng: mù mắt, mất trí nhớ, đột quỵ, thần kinh, động kinh,… thậm chí là tử vong do xoắn khuẩn ăn vào máu và bùng phát bệnh. 

Benh giang mai gay mu mat
Bệnh giang mai gây mù mắt

Phòng tránh bệnh lậu giang mai bằng cách nào?

Để phòng chống bệnh lậu giang mai cần:

  • Xây dựng lối sống tình dụng lành mạnh, an toàn, chung thủy với một bạn tình.
  • Tuyệt đối không quan hệ với những đối tượng như: gái mại dâm, nghiện ma túy….
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân với người khác, đặc biệt là tại các nhà tắm công cộng, nhà nghỉ, khách sạn….
  • Có chế độ ăn uống, tập luyện lành mạnh để tăng sức đề kháng, gia tăng khả năng chống chọi lại sự xâm nhập và phát triển của bệnh. 
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 – 12 tháng/lần, đặc biệt với phụ nữ cần kiểm tra trước khi quyết định mang thai và trong suốt thai kỳ.
  • Nếu cơ thể có những dấu hiệu bất thường nghi ngờ nhiễm bệnh, lập tức đến cơ sở y tế chuyên khoa để được các bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị. Phát hiện càng sớm càng thuận tiện cho quá trình điều trị. Tuyệt đối không được tự ý mua thuốc hay điều trị tại nhà. 

Trên đây là những thông tin về bệnh lậu giang mai mà chúng tôi muốn mang tới cho bạn đọc. Hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về hai căn bệnh nguy hiểm này, từ đó có cách phòng chống bệnh hiệu quả để đảm bảo an toàn sức khỏe của bản thân, gia đình và cả xã hội. 

Danh mục: Bệnh lậu