Trang chủBệnh lậu
Bệnh lậu nếu không được phát hiện sớm và áp dụng điều trị đúng cách sẽ chuyến biến thành lậu mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nguy hại, ảnh hưởng xấu đến tâm lý, sức khỏe của đối tượng nhiễm. Vậy bệnh lậu mãn tính là gì? Nhiễm trùng lậu mãn tính có gây ngứa hay không? Dấu hiệu để nhận biết và cách điều trị bệnh ra sao? Tất cả sẽ được phân tích chi tiết trong phần nội dung sau.
Lậu là căn bệnh nhiễm trùng “xưa cũ” do khuẩn lậu (Neisseria gonorrhoeae) xâm nhập vào cơ thể gây ra. Bệnh lây truyền chính qua đường tình dục, phổ biến ở nam nữ trưởng thành, đặc biệt là những đối tượng có nhiều bạn tình, tự do tình dục hoặc tình dục thiếu an toàn.
Lậu là căn bệnh nhiễm trùng do khuẩn lậu (Neisseria gonorrhoeae) gây ra
Đôi khi, trẻ sở sinh và trẻ nhỏ cũng là nạn nhân của căn bệnh này do lây nhiễm từ người mẹ qua sinh nở tự nhiên, chăm sóc hoặc cho bú, nếu người mẹ mang mầm bệnh.
Ngoài ra, khuẩn lậu cũng có thể lây nhiễm qua truyền máu, tiếp xúc vết thương hở hoặc dùng chung vật dụng cá nhân (khăn mặt, khăn tắm, son môi, bàn chải đánh răng,…) với người bệnh.
Bệnh lậu khởi phát và diễn biến qua hai giai đoạn, lậu cấp tính và lậu mãn tính. Trong đó, bệnh lậu cấp tính thường có các triệu chứng như: đau buốt, nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu lẫn mủ có mùi hôi tanh,…Nếu lậu cấp tính được chẩn đoán và áp dụng điều trị kịp thời, đúng cách sẽ nhanh chóng được kiểm soát và dứt điểm.
Tuy nhiên, nếu bệnh lậu cấp tính không được phát hiện hoặc đối tượng không tích cực trong khám chữa, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển biến thành bệnh lậu mãn tính.
Bệnh lậu mãn tính thường có triệu chứng khá mờ nhạt và khả năng tái phát rất nhiều lần. Ở giai đoạn này, khuẩn lậu hoạt động mạnh mẽ gây tổn thương nghiêm trọng đến cơ quan sinh dục và khả năng sinh sản của đối tượng nhiễm; khó khăn trong điều trị và có thể để lại di chứng sau hồi phục.
Lậu mãn tính có gây ngứa không? Là vướng mắc được các đối tượng nhiễm đưa ra khi mong muốn nhận biết sớm về tình trạng nhiễm trùng này. Các chuyên gia cho biết, lậu cấp tính sau phát bệnh khoảng 1 tháng sang chuyển sang mãn tính và thường gây ra tình trạng ngứa ngáy khó chịu ở vùng kín. Tuy nhiên, triệu chứng của lậu mãn tính ở nam và nữ sẽ có những khác biệt nhất định, cụ thể như sau:
Thực tế, triệu chứng bệnh lậu mãn tính ở nữ thường không quá rõ ràng hoặc không có dấu hiệu nào, chỉ một số ít ca bệnh là có hiện tượng ra khí hư màu vàng hay mất cảm giác ở bộ phận sinh dục.
Vì vậy, chị em cần chú trọng nhiều hơn trong chăm sóc, theo dõi sức khỏe – sức khỏe sinh lý của bản thân để có thể phát hiện và áp dụng điều trị sớm về bệnh lậu. Về cơ bản, với bệnh lậu mãn tính, chị em có thể nhận biết thông qua các biểu hiện sau:
Bệnh lậu mãn tính ở nữ giới sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe và làm gia tăng nguy cơ viêm nhiễm tử cung, buồng trứng, vùng chậu; thai ngoài tử cung, hiếm muộn – vô sinh nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời – hiệu quả.
Triệu chứng bệnh lậu mãn tính ở nam thường dễ nhận biết hơn ở nữ. Đối tượng sẽ nhận thấy đau buốt, nóng rát khi đi tiểu, tiểu khó, vùng bẹn nổi hạch;
Khuẩn lậu có khả năng lây lan và gây bệnh tại tinh hoàn, mào tinh, tuyến tiền liệt,…điều này làm ảnh hưởng nghiệm trọng đến chức năng sinh lý, nguy cơ hiếm muộn – vô sinh nam. Do đó, Bệnh lậu mãn tính ở nam giới cần được chẩn đoán và điều trị sớm.
Lậu mãn tính ở nam và nữ
Bên cạnh vướng mắc lậu mãn tính có gây ngứa không? Thì lo lắng về khả năng lây truyền của bệnh cũng là vấn đề nhận được nhiều quan tâm. Từ kiến thức chuyên môn, dù lậu cấp tính hay lậu mãn tính thì đều lây nhiễm như nhau, 90% các ca bệnh là qua đường tình dục không an toàn.
Đồng thời, bệnh lậu mãn tính cũng sẽ lây truyền từ mẹ sang con, nếu người mẹ bị nhiễm lậu. Theo đó, qua mang thai, sinh nở tự nhiên, chăm sóc và cho bú khuẩn lậu sẽ xâm nhập vào bào thai, trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ và gây bệnh.
Ngoài ra, cũng có những con đường lây nhiễm khác như: Truyền máu, tiếp xúc vết thương hở hoặc dùng chung đồ dùng cá nhân với đối tượng mang mầm bệnh.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, bệnh lậu mãn tính khó điều trị khỏi hẳn và sẽ có nguy cơ tái phát cao nếu đối tượng nhiễm không theo dõi, chăm sóc và áp dụng khám chữa đúng cách. Vì vậy, trong quy trình điều trị bệnh cần giữ đúng các nguyên tắc sau.
Thuốc kháng sinh được sử dụng chủ yếu trong điều trị bệnh lậu. Phương pháp này mang lại hiệu quả cao với bệnh lậu cấp tính. Nhưng bệnh lậu mãn tính lại có hiệu quả thấp hơn. Theo đó, đối tượng nhiễm sẽ được kết hợp với một hay nhiều biện pháp khác để mang lại hiệu quả.
Thuốc kháng sinh chỉ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của khuẩn lậu ở giai đoạn bệnh mãn tính. Một vài di chứng sẽ không có khả năng hồi phục hoàn toàn. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì và áp dụng chặt chẽ phác đồ của bác sĩ để đảm bảo tính an toàn và chất lượng trong điều trị bệnh.
Thuốc kháng sinh được sử dụng chủ yếu trong điều trị bệnh lậu
Phòng Khám TTYT Hà Đô, hiện đang cung cấp dịch vụ thăm khám, chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh lý nguy hại. Đây là một địa chỉ chuyên khoa uy tín trong khám chữa bệnh lậu tại khu vực TP.HCM và các tỉnh lân cận được nhiều khách hàng tin chọn, với tỉ lệ thành công lên tới 99%.
Mong rằng, với bài viết trên, quý bạn đã biết được lời giải đáp cho vướng mắc bệnh lậu mãn tính là gì? Và lậu mãn tính có gây ngứa không? Từ đó, chủ động hơn trong chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cũng như có kế hoạch thăm khám, rà soát bệnh định kỳ.
Danh mục: Bệnh lậu