Bệnh lậu lây qua những đường nào, dấu hiệu nhận biết bệnh lậu là gì?

Lậu là 1 căn bệnh xã hội có khả năng lây lan nhanh chóng khi quan hệ tình dục không an toàn. Bệnh lậu nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe, khả năng sinh dục, thậm chí là sảy thai… Vậy thì bệnh lậu là gì và bệnh lậu lây qua những đường nào? Hãy tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Bệnh lậu là bệnh gì?

Benh lau lay qua nhung duong nao
Bệnh lậu lây qua những đường nào

Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể xuất hiện ở cả nam giới và nữ giới nếu không sử dụng biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục. Đặc biệt, căn bệnh này không có triệu chứng điển hình nên người bệnh khó phát hiện và đưa ra biện pháp phòng ngừa lây lan kịp thời. 

Khi mắc bệnh lậu mà không tiến hành điều trị kịp thời, triệt để có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như: viêm mào tinh hoàn nam giới, viêm khớp, tăng nguy cơ lây nhiễm HIV, viêm vùng chậu của nữ giới…

Triệu chứng của bệnh lậu?

Bệnh lậu có thời gian ủ bệnh khoảng 10 – 20 ngày sau đó mới xuất hiện triệu chứng bất thường. Hơn nữa, biểu hiện của căn bệnh này ở nam và nữ cũng không giống nhau. Cụ thể: 

Triệu chứng bệnh lậu ở nam giới

Nam gioi xuat hien mu o lo nieu dao
Nam giới xuất hiện mủ ở lỗ niệu đạo

Nam giới mắc bệnh lậu thường xuất hiện các triệu chứng như: bị đau, buốt khi đi tiểu; tiểu rắt, tiểu nhiều lần trong ngày; tiểu ra máu… Ở giai đoạn nặng hơn, lỗ niệu đạo sẽ xuất hiện mụn mủ có màu như nhựa chuối, nhất là vào buổi sáng.

Ngoài ra, mắc bệnh lậu còn khiến cơ thể nam giới mệt mỏi, sốt nhẹ, bẹn nổi hạch, ảnh hưởng đến khẩu vị ăn uống…

Triệu chứng bệnh lậu ở nữ giới

Bệnh lậu ở nữ giới khó phát hiện hơn ở nam giới do nó hầu như không gây ra triệu chứng bất thường nào hoặc có thì cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh phụ khoa khác. Các triệu chứng của bệnh này chỉ xuất hiện khi bệnh đã bước vào giai đoạn nặng. Lúc này, cơ thể nữ giới sẽ có những biểu hiện như: đau buốt khi đi tiểu, xuất hiện mủ màu xanh, vàng chảy ra từ niệu đạo; cổ tư cung và vùng kín có mùi hôi khó chịu bất thường…

Bệnh lậu ở nữ giới nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm như: viêm ống dẫn chứng, mang thai ngoài dạ con, gây sảy thai hoặc di truyền bệnh từ mẹ sang con.

Benh lau khien nu gioi tieu dau tieu buot
Bệnh lậu khiến nữ giới tiểu đau, tiểu buốt

Bệnh lậu lây truyền qua con đường nào?

Chúng ta đều biết lậu là 1 căn bệnh có thể lây truyền từ người này sang người khác. Vậy thì bệnh lậu giang mai lây qua đường nào? 

Lây nhiễm khi quan hệ tình dục không an toàn:

Nếu muốn nói bệnh lậu lây qua những đường nào thì đầu tiên và phổ biến nhất là lây qua đường tình dục. Theo thống kê của Bộ Y tế thì có tới 95% số người bệnh bị lây nhiễm thông qua con đường này, bao gồm các hoạt động như: giao hợp, hôn, quan hệ bằng miệng, tiếp xúc cơ thể… Những vùng cơ thế này đều khá nhạy cảm, dễ bị trầy xước, lại ẩm ướt nên dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn lậu xâm nhập và phát triển thành bệnh.

Lây truyền qua đường máu: 

Bệnh lậu lây qua con đường nào? Vi khuẩn lậu có thể tấn công vào trong máu của chúng ta. Chính vì thế, nếu bạn và đối phương có vết thương hở ở vùng kín thì nên tạm ngưng quan hệ. Và nếu cần truyền máu thì cần xác định độ an toàn của nguồn máu đó. 

Lây nhiễm qua con đường tiếp xúc gián tiếp:

Việc dùng chung các vật dụng cá nhân với có thể khiến bạn tiếp xúc với mầm bệnh còn sót trên đó. Chính vì thế, những đồ dùng như: quần lót, khăn lau mặt, bàn chải đánh răng… thì nên mỗi người mỗi cái. Và cùng nên vệ sinh bồn tắm, bồn cầu sạch sẽ để hạn chế khả năng lây nhiễm đến mức tối đa. 

Lây truyền từ mẹ sang con: 

Bệnh lậu lây qua những con đường nào? Nó có thể lây từ mẹ sang con. Khi mang thai, nếu người mẹ bị mắc bệnh lậu mà không phát hiện và điều trị kịp thời và triệt để thì sẽ có thể lây cho em bé thông qua phôi thai hoặc lây nhiễm trong quá trình sinh nở. Việc mắc bệnh lậu ngay từ trong bụng mẹ có thể làm đứa bé sinh ra bị dị dạng hoặc mắc bệnh lậu bẩm sinh khó chữa. 

Phương pháp điều trị bệnh lậu

Bệnh lậu là 1 căn bệnh nguy hiểm và có khả năng lây nhiễm cao nên cần phát hiện và điều trị kịp thời, triệt để. Khi tiến hành quá trình này, các bác sĩ sẽ điều trị cho người bệnh và cả người có quan hệ tình dục với người đó. Đồng thời, sẽ dùng cả huyết thanh chẩn đoán bệnh giang mai và HIV để phát hiện các bệnh lý đi kèm.

Điều trị bệnh lậu bằng thuốc ceftriaxone 

Đối với việc điều trị bệnh lậu hiện nay chủ yếu vẫn là sử dụng thuốc ceftriaxone (Rocephin) do tình trạng vi khuẩn lậu kháng lại với các loại thuốc khác. Các bác sĩ sẽ sử dụng Ceftriaxone kết hợp với azithromycin hoặc doxycycline tùy vào từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, hiện tại đã xuất hiện 1 số loại khuẩn có biểu hiện kháng lại loại thuốc điều trị này nên việc chữa bệnh ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn. 

Các loại thuốc dùng để điều trị bệnh lậu chưa có biến chứng:

  • Ceftriaxone (rocephin) 250mg tiêm bắp, dùng 1 liều duy nhất.
  • Spectinomycin (trobicin) 2g, dùng 1 liều duy nhất.
  • Ciprofloxacin 500mg uống 1 liều duy nhất.

Nếu phương pháp điều trị có hiệu quả thì chỉ sau 2 – 3 ngày sẽ hết tiểu ra mủ. Sau 3 – 5 ngày sẽ hết cảm giác đau, buốt khi đi tiểu. Bệnh nhân sẽ được công bố khỏi bệnh sau 2 lần xét nghiệm với kết quả âm tính hoặc không tiết dịch niệu đạo khi kích thích.

Trên đây là 1 số thông tin về bệnh lậu: Khái niệm, triệu chứng, bệnh lậu lây qua những đường nào và phương pháp chữa trị hiện nay. Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho bạn phòng tránh và phát hiện kịp thời căn bệnh này.

Danh mục: Bệnh lậu